Nhiều bất cập trong quy định thời gian sên vét ao đầm nuôi tôm
Do các hộ nuôi tôm công nghiệp thường xuyên cải tạo ao, đầm sau mỗi vụ nuôi, còn các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến thường xuyên trực tiếp lấy nước vào vuông không qua ao lắng và không có điều kiện để xử lý nước.
Từ đó vấn đề ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi ngày càng trở nên bức xúc.
Ông Quang Minh Triết, hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến ở ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước, nói việc cải tạo ao nuôi tôm cần phải quy định thời gian cụ thể 1 hoặc 2 lần trong năm.
Vì sên vét quanh năm dễ bị ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.
Ông Triết bức xúc: “Từ khi Quyết định 24 của UBND tỉnh ban hành quy định thời gian sên vét đất, bùn thải cải tạo ao đầm nuôi tôm diễn ra quanh năm thì phần lớn nguồn nước trên các kinh, rạch rất đục, nguồn nước vùng nuôi ngày càng ô nhiễm hơn.
Do một bộ phận người dân thiếu ý thức sên vét, xả thải trực tiếp ra kinh, rạch hoặc diện tích khu bao chứa bùn thải nhỏ, rò rỉ ra bên ngoài là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước, góp phần tạo ra dịch bệnh làm tôm nuôi chết kéo dài, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.
Sên vét ao đầm xả thải trực tiếp ra kinh rạch là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước.
Sau nhiều vụ nuôi tôm liên tiếp thất trắng, con phải đi làm công nhân cho các xí nghiệp ở Bình Dương, bà Trương Thị Ðậm, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, bức xúc:
“Nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp ngoài quy hoạch không có khu bao chứa đất bùn thải sên vét, sau mỗi vụ nuôi lén thải trực tiếp ra kinh, rạch làm ô nhiễm nguồn nước.
Những người nuôi tôm công nghiệp do tự phát nên thường cải tạo ao đầm không tuân thủ theo lịch thời vụ, hết mỗi vụ nuôi là họ cải tạo.
Do họ nuôi không đồng loạt nên việc cải tạo cũng không thể đồng loạt được, trong khi đó, người nuôi tôm quảng canh như chúng tôi làm sao có điều kiện để làm ao lắng và xử lý nước.
Thiệt hại vẫn là những hộ nuôi tôm quảng canh”.
Ông Nguyễn Hiền Thức, ấp Cây Kè, xã Quách Phẩm, huyện Ðầm Dơi, cho biết, từ khi UBND tỉnh quy định lại thời gian cải tạo ao đầm nuôi tôm, mỗi khi lấy nước vào vuông nuôi tôm, tôi luôn ám ảnh vì sợ nguồn nước bị ô nhiễm.
Ông Nguyễn Thanh Giảng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước, cho biết, tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện chỉ có 970 hộ có đơn xin cải tạo ao đầm, trong khi đó toàn huyện có trên 3.000 hộ nuôi tôm.
Như vậy, có nhiều người dân tự sên vét đất bùn mà không xin phép và việc xả thải trực tiếp xuống kinh rạch hoặc diện tích khu bao ví nhỏ làm bùn thải tràn ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường ngày càng nặng hơn.
Ðịa bàn thì rộng lớn, hoạt động sên vét xả thẳng ra kinh rạch phần lớn thực hiện vào ban đêm nên việc phát hiện rất hạn chế.
Trước tình hình trên, ông Ðinh Hiếu Nghĩa, Phó Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT, cho biết, Thanh tra Sở phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản đã kiểm tra thực tế ở nhiều địa phương.
Qua tổng hợp ý kiến của nhiều người dân, để từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường vùng nuôi tôm, Thanh tra Sở NN&PTNT kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi bổ sung Ðiều 6, Quyết định 24/2014/QÐ-UBND như sau:
“Thời gian sên vét đất, bùn cải tạo ao đầm nuôi trồng thuỷ sản được thực hiện quanh năm đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi tôm công nghiệp, nhưng phải có khu chứa bùn thải và các chất thải khác, trong quá trình sên vét không cho bùn thải rò rỉ ra bên ngoài và không cho xả thải trực tiếp ra sông rạch.
Ðối với các hộ nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến, thời gian sên vét ao đầm nuôi tôm cho thực hiện từ tháng 9 - 10 hằng năm, vì thời gian này là thời điểm ngắt vụ nuôi, khuyến cáo người nuôi nên ngắt vụ, phơi đầm cải tạo lại trước khi thả nuôi vụ mới để giảm ô nhiễm môi trường, giảm thiệt hại cho người nuôi tôm.
Có thể bạn quan tâm

Ngư dân Phan Văn Dầu (52 tuổi, phường Trần Phú, TP. Quy Nhơn) cho biết, vào khoảng 4h sáng nay, khi đi kiểm tra lưới cách bờ khoảng 100m thì bất ngờ phát hiện một con cá mập trắng vẫn còn sống mắc kẹt trong lưới. Ông Dầu đã phải hô gọi một số người quen trợ giúp để đưa cá vào bờ

Trung tâm Hỗ trợ nông dân tỉnh đã đứng ra làm trung gian trong hợp đồng trồng cà tím giữa Công ty Duyên Hải và bà con nông dân ở Bưng Riềng. Hợp đồng 3 bên - 4 nhà (3 bên là người nông dân, người thu mua và đại diện địa phương, 4 nhà là nông dân, chính quyền, doanh nghiệp và nhà khoa học) đã được ký kết

Điều là một trong những cây trồng chủ lực của Bình Phước, góp phần không nhỏ trong việc xóa đói giảm nghèo cho nông dân. Tuy nhiên, giá đang giảm mạnh khiến hàng trăm hộ dân trồng điều lo lắng, băn khoăn không biết nên tiếp tục duy trì loại cây này hay chặt bỏ...

Hiện nay, một trong những khó khăn đối với người chăn nuôi nói chung là vấn đề vệ sinh môi trường. Để đạt được điều đó, người nuôi phải tính toán kỹ lưỡng trước khi tiến hành chăn nuôi. Và mô hình nuôi heo an toàn sinh học tại gia đình của anh Nguyễn Tiến Đồn ở xã Lê Chánh, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang là địa chỉ tham quan, học tập của rất nhiều bà con và cả những cán bộ trong nghề

Những trận lũ gây ra lụt lội trên diện rộng ở nhiều nước châu Á cướp đi 500 sinh mạng, và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của hàng triệu người