Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều bất cập trong quy định thời gian sên vét ao đầm nuôi tôm

Nhiều bất cập trong quy định thời gian sên vét ao đầm nuôi tôm
Publish date: Monday. October 19th, 2015

Do các hộ nuôi tôm công nghiệp thường xuyên cải tạo ao, đầm sau mỗi vụ nuôi, còn các hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến thường xuyên trực tiếp lấy nước vào vuông không qua ao lắng và không có điều kiện để xử lý nước.

Từ đó vấn đề ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi ngày càng trở nên bức xúc.

Ông Quang Minh Triết, hộ nuôi tôm quảng canh cải tiến ở ấp Mỹ Hưng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước, nói việc cải tạo ao nuôi tôm cần phải quy định thời gian cụ thể 1 hoặc 2 lần trong năm.

Vì sên vét quanh năm dễ bị ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến sản xuất của người dân.

Ông Triết bức xúc: “Từ khi Quyết định 24 của UBND tỉnh ban hành quy định thời gian sên vét đất, bùn thải cải tạo ao đầm nuôi tôm diễn ra quanh năm thì phần lớn nguồn nước trên các kinh, rạch rất đục, nguồn nước vùng nuôi ngày càng ô nhiễm hơn.

Do một bộ phận người dân thiếu ý thức sên vét, xả thải trực tiếp ra kinh, rạch hoặc diện tích khu bao chứa bùn thải nhỏ, rò rỉ ra bên ngoài là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước, góp phần tạo ra dịch bệnh làm tôm nuôi chết kéo dài, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn.

Sên vét ao đầm xả thải trực tiếp ra kinh rạch là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước.

Sau nhiều vụ nuôi tôm liên tiếp thất trắng, con phải đi làm công nhân cho các xí nghiệp ở Bình Dương, bà Trương Thị Ðậm, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, bức xúc:

“Nhiều hộ nuôi tôm công nghiệp ngoài quy hoạch không có khu bao chứa đất bùn thải sên vét, sau mỗi vụ nuôi lén thải trực tiếp ra kinh, rạch làm ô nhiễm nguồn nước.

Những người nuôi tôm công nghiệp do tự phát nên thường cải tạo ao đầm không tuân thủ theo lịch thời vụ, hết mỗi vụ nuôi là họ cải tạo.

Do họ nuôi không đồng loạt nên việc cải tạo cũng không thể đồng loạt được, trong khi đó, người nuôi tôm quảng canh như chúng tôi làm sao có điều kiện để làm ao lắng và xử lý nước.

Thiệt hại vẫn là những hộ nuôi tôm quảng canh”.

Ông Nguyễn Hiền Thức, ấp Cây Kè, xã Quách Phẩm, huyện Ðầm Dơi, cho biết, từ khi UBND tỉnh quy định lại thời gian cải tạo ao đầm nuôi tôm, mỗi khi lấy nước vào vuông nuôi tôm, tôi luôn ám ảnh vì sợ nguồn nước bị ô nhiễm.

Ông Nguyễn Thanh Giảng, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cái Nước, cho biết, tính từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện chỉ có 970 hộ có đơn xin cải tạo ao đầm, trong khi đó toàn huyện có trên 3.000 hộ nuôi tôm.

Như vậy, có nhiều người dân tự sên vét đất bùn mà không xin phép và việc xả thải trực tiếp xuống kinh rạch hoặc diện tích khu bao ví nhỏ làm bùn thải tràn ra bên ngoài gây ô nhiễm môi trường ngày càng nặng hơn.

Ðịa bàn thì rộng lớn, hoạt động sên vét xả thẳng ra kinh rạch phần lớn thực hiện vào ban đêm nên việc phát hiện rất hạn chế.

Trước tình hình trên, ông Ðinh Hiếu Nghĩa, Phó Chánh Thanh tra Sở NN&PTNT, cho biết, Thanh tra Sở phối hợp với Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản đã kiểm tra thực tế ở nhiều địa phương.

Qua tổng hợp ý kiến của nhiều người dân, để từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường vùng nuôi tôm, Thanh tra Sở NN&PTNT kiến nghị UBND tỉnh sửa đổi bổ sung Ðiều 6, Quyết định 24/2014/QÐ-UBND như sau:

“Thời gian sên vét đất, bùn cải tạo ao đầm nuôi trồng thuỷ sản được thực hiện quanh năm đối với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi tôm công nghiệp, nhưng phải có khu chứa bùn thải và các chất thải khác, trong quá trình sên vét không cho bùn thải rò rỉ ra bên ngoài và không cho xả thải trực tiếp ra sông rạch.

Ðối với các hộ nuôi tôm quảng canh và quảng canh cải tiến, thời gian sên vét ao đầm nuôi tôm cho thực hiện từ tháng 9 - 10 hằng năm, vì thời gian này là thời điểm ngắt vụ nuôi, khuyến cáo người nuôi nên ngắt vụ, phơi đầm cải tạo lại trước khi thả nuôi vụ mới để giảm ô nhiễm môi trường, giảm thiệt hại cho người nuôi tôm.


Related news

Nuôi Cá Lồng Lãi Cao Nuôi Cá Lồng Lãi Cao

Vài năm trở lại đây nhiều hộ dân trên địa bàn TX Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã tranh thủ tận dụng diện tích mặt nước trên hồ thủy điện Đăk R’Tích để phát triển nghề nuôi cá lồng. Hiện giá cá diêu hồng và cá lăng nuôi chủ lực tại đây đang ở mức cao…

Monday. August 25th, 2014
"Lúa Thuần" Trên Đồng Ruộng Hưng Nguyên

Bên cạnh phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, huyện Hưng Nguyên chú trọng tăng hiệu quả kinh tế trên đồng ruộng bằng cách xây dựng các vùng chuyên canh lúa thuần chất lượng cao.

Thursday. September 4th, 2014
Nghệ An Bắt Được Cá Mặt Trăng Có Trọng Lượng Hơn 5 Tạ Nghệ An Bắt Được Cá Mặt Trăng Có Trọng Lượng Hơn 5 Tạ

Trong lúc đang đánh bắt cá ở trên biển, tàu cá NA 90390 TS do anh Nguyễn Minh Vương, ở xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) làm thuyền trưởng đã phát hiện con cá mặt trăng quý hiếm hơn 5 tạ sa vào lưới.

Monday. August 25th, 2014
Sản Lượng Cá Ngừ Tăng Nhưng Xuất Khẩu Giảm Sản Lượng Cá Ngừ Tăng Nhưng Xuất Khẩu Giảm

Sản lượng khai thác cá ngừ 7 tháng đầu năm 2014 của Khánh Hòa đạt trên 4.100 tấn, tăng gần 48%, tuy nhiên tổng giá trị xuất khẩu lại giảm 57% so với cùng kỳ năm 2013.

Monday. August 25th, 2014
Kêu Gọi Các Nhà Tài Trợ Quốc Tế Tiếp Tục Hỗ Trợ Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp Kêu Gọi Các Nhà Tài Trợ Quốc Tế Tiếp Tục Hỗ Trợ Tái Cơ Cấu Nông Nghiệp

Sáng 29-8, tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội nghị công bố kế hoạch hành động tái cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Sự kiện này nhằm chia sẻ với cộng đồng các nhà tài trợ, các bộ ngành liên quan các định hướng chính sách ưu tiên phát triển của từng tiểu ngành.

Thursday. September 4th, 2014