Nhập Nhằng Giống Cây Trồng Eakmat

Nông dân Tây Nguyên khi chọn giống cây trồng thường nghĩ và chọn ngay đến cây giống Eakmat, thuộc Viện Khoa học và Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên.
Tuy nhiên, hiện nay niềm tin này của người nông dân đã trở nên nhập nhằng một cách mơ hồ, do có đến hàng trăm vườn ươm cây giống cùng lấy tên Eakmat như vậy.
Tại Đăk Lăk, hiện có tới hàng trăm bảng hiệu đề tên Eakmat công khai. Song trên thực tế, các giống cây bán ra từ những chủ vườn này được lấy về từ nhiều nguồn khác nhau, cũng có khi là cây giống do chính các chủ vườn tự ươm.
Hiện các nhà chức năng không thể can thiệp được bởi đây là nhãn hiệu chưa được bảo hộ. Cơ sở duy nhất để người mua phân biệt giống Eakmat chuẩn là phải kiểm tra giấy chứng nhận kỹ thuật của Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, người dân ồ ạt trồng mới cũng như chưa nắm bắt được kỹ thuật canh tác bền vững nên xảy ra tình trạng dịch bệnh trên cây tiêu. Trước tình hình đó, huyện Chư Pưh đã kịp thời đưa ra nhiều giải pháp để khắc phục, nhất là việc phổ biến kiến thức trong canh tác cây tiêu theo hướng bền vững.

Trong căn nhà tường còn mới, hai vợ chồng ông Lê Văn Đông, ở ấp Đông Bình, ngồi kể chuyện một thời nghèo khó. Ông Đông nhớ lại: “Cha mẹ đông con nên chia cho hai vợ chồng tui 2 công đất. Ra riêng, tui lúc đó vừa đi làm mướn, vừa làm ruộng, vậy mà nghèo hoài không dứt ra được. Khoảng bảy năm trước, khi bắt đầu trồng cam sành thì cuộc sống tui mới đỡ hơn”.

Nhìn chung, khu vực KTTT trong tỉnh đóng vai trò khá tích cực trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, phát triển kinh tế cho địa phương. Kết quả rõ nhất là hiện nay, thu nhập bình quân của thành viên hợp tác xã (HTX) đã được tăng lên 1,8 lần so với cuối năm 2009.

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2006-2013, thành phố đã lựa chọn ba cây trồng chủ yếu gồm lúa chất lượng cao, hoa và rau an toàn để khuyến khích phát triển trong giai đoạn từ nay đến năm 2015.

Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng được hơn 12.500ha cây vụ đông, trong đó: Ngô 8.542,5ha; rau 3.195ha; khoai lang 619ha; đậu tương 48ha; lạc 15,5ha.