Đề Xuất Giải Pháp Phòng, Trị Bệnh Tôm Hùm Nuôi Lồng Bè

Chiều 8/11, Hội đồng KH-CN tỉnh Phú Yên xét duyệt đề tài “Đánh giá thực trạng sử dụng kháng sinh, hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn và đề xuất giải pháp có hiệu quả để phòng, trị bệnh tôm hùm nuôi lồng bè” tại vùng biển 2 huyện Tuy An và TX Sông Cầu do tiến sĩ Võ Văn Nha, Giám đốc Trung tâm Quốc gia Quan trắc cảnh báo môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh thủy sản khu vực miền Trung (Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng Thủy sản III) làm chủ nhiệm.
Đề tài nhằm xác định thực trạng sử dụng kháng sinh hiện đang dùng điều trị bệnh ở tôm hùm nuôi lồng bè; xác định hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn ngoại bào thường gặp trên tôm hùm bị bệnh làm cơ sở để đề xuất giải pháp phòng, trị bệnh thân đỏ do vi khuẩn Vibrio alginolyticus và bệnh sữa do vi khuẩn Ricketsialike gây ra trên tôm hùm nuôi lồng bè tại tỉnh Phú Yên một cách hiệu quả.
Phản biện đề tài, theo PGS.TS Đỗ Thị Hòa, nguyên giảng viên Trường đại học Nha Trang cho rằng, hiện nay tình trạng dịch bệnh trên con tôm hùm xảy ra phổ biến tại Phú Yên, để khắc phục dịch bệnh, nhiều người dân đã sử dụng thuốc kháng sinh không theo quy định và chưa mang lại hiệu quả cao. Trước thực trạng đó, việc đưa ra được giải pháp để phòng, trị bệnh hiệu quả trên con tôm hùm là rất cần thiết.
Đề tài trên được Hội đồng KH-CN tỉnh thống nhất đề nghị UBND tỉnh thông qua và cho phép thực hiện trong vòng 24 tháng (từ lúc được phê duyệt).
Có thể bạn quan tâm

Vườn cà phê moka rộng 2,4ha ở Trại Hầm, Đà Lạt được chủ nhân giữ lại chỉ để thu hoạch mỗi năm vài, ba trăm ký hạt nhân. Sau năm đầu đưa chồn về ăn trái tươi và đưa ngỗng về ăn cỏ, cho phân, vườn moka đã tăng giá trị lên hàng trăm lần.

Không làm rau giá bằng đậu xanh, bà Nguyễn Thị Thành ở xã An Vĩnh, Lý Sơn (Quảng Ngãi) làm rau giá bằng đậu ngự. Những cọng giá đậu ngự gieo nổi trên cát “phổng phao” gấp nhiều lần so với cọng giá làm theo cách thông thường khiến du khách đặc biệt ấn tượng khi được thưởng thức. Không những thế, loại rau này còn là thực phẩm thiết yếu vào mỗi mùa mưa bão, khi rau xanh đất liền không thể theo tàu ra đảo.

Nhằm tăng sản lượng trên cùng đơn vị diện tích, việc sản xuất thâm canh đã được nông dân áp dụng. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến thực trạng có người lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), trong khi nhu cầu thị trường hiện nay là sử dụng sản phẩm sạch.

Nhờ khoai có giá nên sau khi thu hoạch xong vụ thứ 1, bà con nông dân huyện Bình Tân (Vĩnh Long) khẩn trương làm đất xuống giống tiếp vụ 2/2014.

Theo ngành nông nghiệp huyện Vị Thủy (Hậu Giang), hiện diện tích dưa hấu tại huyện đã giảm đáng kể do đầu ra và giá cả bấp bênh. Cụ thể, giá dưa hiện chỉ còn 1.500-2.000 đồng/kg. Giá quá thấp dẫn tới thua lỗ, nên nhiều hộ tự mang sản phẩm chất đống trước nhà để bán, nhưng cũng chỉ được 2.500-3.500 đồng/kg, trong khi giá dưa bán tại các chợ đầu mối từ 5.000-6.000 đồng/kg.