Triển Vọng Từ Nuôi Gà Sao

Do đó, khi đề tài được thực hiện sẽ mở ra hướng đi mới cho ngành chăn nuôi tỉnh nhà. Đồng thời, giúp bà con nông dân tăng thêm thu nhập khi gắn bó với mô hình này.
Mặc dù chưa có kinh nghiệm nuôi gà sao, nhưng khi được chủ nhiệm đề tài hỗ trợ 50% số tiền mua gà giống bố mẹ (mỗi con khoảng 100.000 đồng), gia đình anh Hồ Văn Cảnh, ở ấp 10, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ sẵn sàng mua gà về nuôi và cho sinh sản, với hy vọng cải thiện kinh tế gia đình. Theo anh Cảnh, do đây là giống gà còn khá xa lạ với địa phương, nên gia đình anh quyết định nuôi gà sinh sản để cung cấp con giống cho thị trường. Hiện nay, còn khoảng một tháng nữa thì đàn gà sao của anh sẽ sinh sản lứa đầu tiên, nhưng đã có nhiều người đến hỏi mua con giống, nên gia đình cũng thấy yên tâm khi đầu tư vào loại gà này. Với đàn gà sao bố mẹ hơn 30 con, khi sinh sản, anh Cảnh dự định sẽ đầu tư chuồng trại để nuôi thêm gà thịt, số con giống còn lại sẽ bán cho thị trường xung quanh.
Chủ nhiệm đề tài còn hỗ trợ con giống để các hộ gia đình nuôi gà sao thịt. Anh Huỳnh Thanh Bình, ở ấp 10, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Được chủ nhiệm đề tài hỗ trợ 50% số tiền mua con giống, nên gia đình tôi thả nuôi 40 con gà sao (mỗi con có giá 12.500 đồng). Sau 2 tháng nuôi, gà sao đạt trọng lượng từ 1,1-1,2kg/con, bán với giá 80.000 đồng/kg loại từ 900 gram/con trở lên. Sau khi trừ chi phí đầu tư, gia đình thu lợi nhuận khoảng 25.000 đồng/con, nên ai nấy đều hết sức phấn khởi”. Trong quá trình nuôi, anh Bình nhận thấy, gà sao rất dễ nuôi vì giống gà này rất mạnh. Do đó, người nuôi không cần tốn nhiều thuốc thú y. Tuy vậy, anh Bình cũng không chủ quan, anh đã thực hiện tiêm phòng đầy đủ cho gà sao. Ngoài cho ăn thức ăn công nghiệp, anh Bình còn cho gà sao ăn các loại rau xanh để tăng trọng lượng. Nhờ đó, tiết kiệm được chi phí, mang lại nguồn thu nhập tương đối cho gia đình.
Theo nhiều người nuôi đánh giá, gà sao được nuôi khá đơn giản. Chuồng trại không cần kiên cố, chỉ cần có chỗ cho gà trú mưa nắng, diện tích còn lại chủ yếu để gà chạy nhảy, đi lại. Giống gà này có thể nuôi theo hình thức thả vườn, nuôi bán chăn thả hoặc nuôi nhốt đều được. Về thức ăn, có thể sử dụng thức ăn công nghiệp, lúa hoặc các loại rau xanh. Vì vậy, người nuôi có thể tận dụng các phụ phế phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho gà sao. Bên cạnh đó, khi nuôi gà sao, tỷ lệ hao hụt thấp, nên bà con tiết kiệm được chi phí đầu tư về con giống.
Đánh giá về hiệu quả mô hình nuôi gà sao ở địa phương, anh Phan Thanh Sang, cán bộ nông nghiệp xã Thuận Hưng, cho biết: “Gà sao là giống gà đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong quá trình nuôi người dân ít gặp rủi ro cũng như tỷ lệ hao hụt thấp, giá bán ổn định nên thu được lợi nhuận cao. Vì vậy, thời gian tới, chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này nhằm giúp người dân tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo ở địa phương”.
Hiệu quả của mô hình nuôi gà sao sẽ mở ra hướng phát triển kinh tế mới, góp phần tích cực trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, trung tâm Nghiên cứu phát triển cây thanh long, thuộc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, đã khảo nghiệm hiệu quả sử dụng bóng compact chống ẩm Điện Quang 20W thay thế cho đèn sợi đốt 60W để xử lý thanh long ra hoa trái vụ trên quy mô 1 ha ở vườn thanh long 3 tuổi, tại trạm thực nghiệm thanh long Hàm Minh. Sau 19 ngày thắp đèn, mỗi đêm trung bình 10 giờ đã cho kết quả: so với sử dụng bóng sợi đốt 60W thì bóng compact chống ẩm 20W có khả năng tiết kiệm 2/3 lượng điện năng tiêu thụ, giảm tỉ lệ bóng hư hỏng khi gặp mưa gió từ 7,8% xuống 0,5%.

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư (TTKNKN) Hà Tĩnh thực hiện mô hình nuôi cá diêu hồng thương phẩm trong ao đất tại xã Đức Lạng - huyện Đức Thọ. Đây là đối tượng trong thời gian qua được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hà Tĩnh xây dựng ở một số địa phương như: huyện Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà và đã cho kết quả tốt về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật nuôi.

Để giúp cá mau lớn, giảm rủi ro bệnh tật, hiện nay nhiều “đại gia” nuôi cá tra ở miền Tây thuê hẳn cả đội ngũ “ôsin” hút bùn chuyên nghiệp, chỉ cáng đáng mỗi việc “tẩy” sạch chất cặn bã dưới đáy ao.

Sau 4 tháng triển khai thực hiện mô hình trồng bắp lai thương phẩm, đến nay người dân xã Phước Đại (Bác Ái, Ninh Thuận) đã thu hoạch với năng suất và hiệu quả kinh tế đạt cao.

Thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ năm 2010, huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã bắt đầu đưa cây măng cụt vào trồng thí điểm tại một số xã. Kết quả cho thấy, cây măng cụt phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể. Dự kiến trong tương lai không xa, cây măng cụt sẽ là một trong số giống cây ăn quả chủ lực được trồng trên địa bàn toàn huyện.