Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Gà Trên Đệm Lót Sinh Học Ở Bến Tre

Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Gà Trên Đệm Lót Sinh Học Ở Bến Tre
Ngày đăng: 24/05/2013

Nuôi gà trên đệm lót sinh học có nhiều ưu điểm: hạn chế mùi hôi, ô nhiễm môi trường, các bệnh về đường ruột và hô hấp trên gà, hạn chế lây truyền dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc… Phú Mỹ là xã điển hình của huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) đã thử nghiệm hiệu quả và đang nhân rộng mô hình này.

Phương pháp nuôi gà trên đệm lót sinh học đã được áp dụng trên địa bàn xã Phú Mỹ cách nay vài năm và được người chăn nuôi khá tâm đắc. Ông Phạm Minh Dũng - khuyến nông viên xã cho biết, ban đầu, Chi cục Di dân phát triển vùng kinh tế mới (nay là Chi cục Phát triển nông thôn) tỉnh hỗ trợ 20 hộ nghèo trên địa bàn xã 2.000 con gà giống để các hộ chăn nuôi thoát nghèo. Cùng với hỗ trợ gà giống, Chi cục đã hỗ trợ thêm kinh phí đầu tư đệm lót sinh học và kỹ thuật nuôi gà trên đệm lót. Thành phần đệm lót gồm: men balaza N01 ủ với loại cám to. Độ dày đệm lót mỏng. Đệm lót có tác dụng phân hủy phân gà tại chỗ, lượng phân gà thải ra môi trường giảm ít nhất trên 50%, chống lại một số bệnh ký sinh trùng, tiêu hóa tốt và hạn chế mùi hôi. Thay đệm lót từ 2 lần trở lên trong một lứa nuôi, tùy theo mật độ nuôi ít hay nhiều. Từ hiệu quả của mô hình, hầu hết các hộ áp dụng mô hình đã thoát nghèo và đến nay vẫn duy trì phương pháp chăn nuôi gà trên đệm lót, đồng thời phát triển số lượng đàn.

Bà Bồ Thị Loan cho biết, trước đây, nhà chỉ có một công đất, hai vợ chồng bà phải đi làm mướn đó đây để kiếm tiền sinh sống. Từ khi được hỗ trợ chăn nuôi gà theo hướng này, bà đã giảm lo toan về kinh tế gia đình. Bà nói: Tận dụng diện tích đất 1.000m2 để chăn nuôi gà, thu nhập ổn định hơn và đỡ phải đi làm mướn khi tuổi cao. Đàn gà nuôi an toàn trước các bệnh thông thường lẫn các loại bệnh nguy hiểm và hạn chế mùi hôi. Năm 2012, bà Loan thoát nghèo và phát triển đàn gà nuôi từ 100 con ban đầu lên 600 con.

Cách đây một năm, ông Trần Văn Triều, tổ 9, ấp Phú Bình được Trạm Khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ kinh phí mua men balaza N01 để làm đệm lót sinh học cho gà. Sau thời gian áp dụng, ông Triều cho biết, am tường về kỹ thuật chăm sóc gà, chú trọng việc tiêm phòng đúng quy định và kết hợp với đệm lót sinh học sẽ giúp người nuôi đảm bảo an toàn về dịch bệnh trên đàn gà, hạn chế hao hụt và đảm bảo môi trường trong chăn nuôi.

Nhận thấy hiệu quả của mô hình, đầu năm 2013, Trạm Khuyến nông và Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tổ chức nhân rộng mô hình tại 2 xã: Phú Mỹ và Tân Phú Tây; đồng thời hoàn thiện kỹ thuật tạo đệm lót. Ông Phạm Minh Dũng cho biết: lần này, cách tạo đệm lót được hoàn thiện hơn, với thành phần gồm: trấu, cám to và men balaza N01. Độ dày từ 20 đến 40cm trở lên. Với kỹ thuật mới, người chăn nuôi không cần phải thay đệm lót nhiều lần như trước. Hộ ông Triều cũng đã tiếp cận cách làm mới, ông nói: Mật độ 2.000 con gà, diện tích vườn thả nuôi là 2.000m2, trong đó diện tích chuồng khoảng 50m2, tôi sử dụng 4kg men, 25 bao trấu và 28kg cám to.

Ngoài những hộ nuôi áp dụng theo mô hình của ngành nông nghiệp huyện, người dân Phú Mỹ còn truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật cho nhau. Riêng tổ 9, ấp Phú Bình đã có 90% hộ chăn nuôi gà thả vườn. Trong đó, nhiều hộ nuôi gà trên đệm lót sinh học. Anh Huỳnh Quốc Luận cho biết, chỉ riêng cửa hàng thuốc thú y của anh, đã có khoảng 100 hộ chăn nuôi gà quy mô từ 1.000 đến 2.000 con đến đây tìm hiểu và mua men balaza N01.

Để có được hiệu quả tốt nhất, theo ông Phạm Minh Dũng, bà con cần tạo đệm lót đúng cách, đồng thời vẫn phải đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, kỹ thuật chăm sóc đàn gà đúng theo hướng dẫn của nhân viên thú y xã.


Có thể bạn quan tâm

Phá Vỡ Vùng Ngọt Vì Con Tôm Phá Vỡ Vùng Ngọt Vì Con Tôm

Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, tỉnh Cà Mau chia thành 2 vùng kinh tế chủ đạo mặn và ngọt. Tuy nhiên, thời gian qua, khi cây trồng chủ đạo của vùng ngọt là lúa lại không mang đến lợi nhuận cho người dân thì vật nuôi mũi nhọn vùng mặn là con tôm có xu hướng lấn áp.

27/07/2013
Mô Hình Trồng Xen Rau Bò Khai Dưới Tán Cây Hồng Ở Cao Trĩ (Bắc Kạn) Mô Hình Trồng Xen Rau Bò Khai Dưới Tán Cây Hồng Ở Cao Trĩ (Bắc Kạn)

Nhằm khai thác và tận dụng triệt để tiềm năng của đất đai, người dân xã Cao Trĩ (Ba Bể, Bắc Kạn) đã trồng xen cây rau bồ khai dưới tán cây cây hồng, đem lại thu nhập đáng kể cho nhiều hộ dân. Đây cũng được xem là một hướng phát triển kinh tế có nhiều triển vọng của địa phương.

30/09/2012
Hiệu Quả Từ Mô Hình Sản Xuất Và Cung Ứng Trứng Gà Sạch Hiệu Quả Từ Mô Hình Sản Xuất Và Cung Ứng Trứng Gà Sạch

Trứng gà của cơ sở Minh Đạt (Tiền Giang) đã có mặt trên thị trường từ nhiều năm nay, xây dựng thương hiệu "Trứng gà Minh Đạt" hướng đến sản xuất trứng gà an toàn, sạch. Đặc biệt, trứng gà sạch thương hiệu Minh Đạt đã có mặt tại Siêu thị Co.op Mart Mỹ Tho và trở thành sản phẩm trứng gà địa phương duy nhất ở siêu thị này.

03/06/2013
Thu Nhập Cao Từ Trồng Đu Đủ Ở Hà Nội Thu Nhập Cao Từ Trồng Đu Đủ Ở Hà Nội

Được đưa vào trồng từ năm 2006, đến nay, đu đủ đã trở thành cây trồng chủ lực nhằm chuyển đổi cơ cấu, nâng cao hiệu quả canh tác của người dân xã Dị Nậu, huyện Thạch Thất (Hà Nội). Thời điểm này, người trồng đu đủ xã Dị Nậu bước vào mùa thu hoạch.

02/10/2012
Ớt Được Giá Nhưng Mất Mùa Nông Dân Điêu Đứng Ớt Được Giá Nhưng Mất Mùa Nông Dân Điêu Đứng

Năm nay được coi là năm thành công đối với những nông dân trồng ớt. Vào thời điểm thu hoạch vụ ớt Đông Xuân thì giá ớt luôn nằm từ 15.000 đồng đến 25.000 đồng/kg ớt tươi. Trừ chi phí thì mỗi công (1.000m2) ớt, người nông dân lời trên dưới 10 triệu đồng.

27/07/2013