Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhiều lợi ích từ trồng mía lưu gốc

Nhiều lợi ích từ trồng mía lưu gốc
Ngày đăng: 11/04/2015

Theo ngành chuyên môn của thành phố và những người dân có nhiều năm kinh nghiệm cho biết: Trồng mía lưu gốc giúp nông dân có nhiều lợi ích như: mía lưu gốc chín sớm hơn mía tơ cùng thời vụ từ 15 - 30 ngày, do đó có thể cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường hoạt động sớm, nâng cao tỷ lệ chữ đường (CCS) đầu vụ ép; giảm khoảng 30% chi phí sản xuất so với trồng mới (công đào hộc, làm đất, chặt hom trồng, tiết kiệm được 5 - 6 tấn mía giống/ha); mầm mía mọc sớm và nhanh hơn mía tơ, rễ của mía cũng mọc nhanh và dày đặc nên chịu hạn tốt hơn mía tơ…

Như vậy, trước tình hình ngành mía đường vẫn còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay thì mô hình trồng mía lưu gốc được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu trong việc giúp nông dân giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận. Do đó, đây là mô hình cần được các ngành chức năng nghiên cứu nhân rộng, nhất là đối với vùng mía nguyên liệu huyện Phụng Hiệp, nơi có diện tích mía lớn nhất tỉnh và được đầu tư hệ thống đê bao khép kín 5.000ha khá hoàn chỉnh…


Có thể bạn quan tâm

Tạo Điều Kiện Để Hợp Tác Xã Liên Kết Với Doanh Nghiệp Tạo Điều Kiện Để Hợp Tác Xã Liên Kết Với Doanh Nghiệp

3 năm qua, huyện vận động thành lập mới 10 HTX, đồng thời giải thể 4 HTX. Đến nay, toàn huyện có 26 HTX (20 HTX dịch vụ nông nghiệp, 3 HTX phi nông nghiệp, 3 quỹ tín dụng nhân dân) và 244 THT. Điểm nổi bật của những HTX nông nghiệp là đầu tư các trang thiết bị, nâng cao chất lượng phục vụ cho các thành viên, đồng thời bước đầu tổ chức cho nông dân tiến đến sản xuất nông sản theo hướng GAP.

10/09/2014
Tạo Sức Bật Cho Nông Dân Từ Dự Án Cạnh Tranh Nông Nghiệp Tạo Sức Bật Cho Nông Dân Từ Dự Án Cạnh Tranh Nông Nghiệp

Mặc dù chỉ hơn 1 năm tham gia Dự án cạnh tranh nông nghiệp (ACP), nhưng bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong các hoạt động sản xuất của Hợp tác xã Nông nghiệp (HTX NN) Tân Bình (huyện Thanh Bình). ACP đã có những tác động rõ nét trong việc thay đổi tập quán canh tác của nông dân, góp phần tạo mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.

10/09/2014
Tây Hòa (Phú Yên) Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm Tây Hòa (Phú Yên) Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Rô Đầu Vuông Thương Phẩm

Năm 2014, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tây Hòa (Phú Yên) triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại các hợp tác xã Hòa Bình 1, Hòa Bình 2, Hòa Phong và Hòa Phú với quy mô 11.500m2 và 115.000 con cá giống, 6 hộ tham gia.

11/09/2014
Ấn Độ Chú Trọng Nuôi Tôm Chân Trắng Và Tôm Sú Ấn Độ Chú Trọng Nuôi Tôm Chân Trắng Và Tôm Sú

Tuy nhiên, người nuôi tôm ở Ấn Độ chỉ nên nuôi một vụ tôm chân trắng thay vì 2, mật độ thả thấp và chú trọng nuôi tôm cỡ lớn. Điều này cũng tương tự như các phương pháp được sử dụng để nuôi tôm sú, loài nuôi truyền thống ở Ấn Độ trong suốt 25 năm qua.

11/09/2014
Chuyện Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Vùng Ven Biển Kim Sơn Chuyện Nuôi Trồng Thủy Sản Ở Vùng Ven Biển Kim Sơn

Thiên nhiên ưu đãi mảnh đất Kim Sơn (Ninh Bình) bằng cách riêng, đó là mỗi năm ban tặng vùng đất này chừng 120 ha đến 150 ha đất phù sa lấn biển. Trong mấy năm gần đây, nhờ hỗ trợ của các nguồn lực từ Nhà nước trong việc xây dựng các tuyến đê quai lấn biển, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Kim Sơn đang có xu hướng phát triển mạnh, góp phần đáng kể vào sự đổi thay của mảnh đất vốn nghèo khó này.

11/09/2014