Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội)

Chuyên nghiệp hóa chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn (Hà Nội)
Ngày đăng: 10/04/2015

Tiềm năng chưa được phát huy

Huyện Sóc Sơn có vùng đồi gò khá rộng lớn, rất thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gà đồi. Ông Nguyễn Hữu Bội, ở thôn Hoa Sơn, xã Nam Sơn đang nuôi 600 con gà đồi chia sẻ, mô hình này tận dụng được diện tích vườn đồi dưới tán cây ăn quả và nguồn rau, củ làm thức ăn nên chất lượng thịt rất thơm ngon.

Trong thời gian qua, gà đồi Sóc Sơn đã được biết đến như một loại thực phẩm đặc sản, được nhiều người tiêu dùng trong và ngoài TP ưa chuộng, với nhu cầu sử dụng ngày càng lớn.

Tuy nhiên, một trong những khó khăn đang tồn tại hiện nay là đầu ra của sản phẩm chưa ổn định, người nông dân vẫn phải tự tiêu thụ qua thương lái nên vẫn còn tình trạng bị ép giá. Hơn nữa, tại địa phương chưa có cơ sở giết mổ gà đồi đảm bảo vệ sinh thú y, ATTP. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho sản phẩm gà đồi Sóc Sơn chưa kết nối được với hệ thống siêu thị, khách sạn cao cấp.

Ông Phạm Quang Ngọc - Trưởng phòng Kinh tế huyện Sóc Sơn cũng nhận định, tiềm năng, lợi thế về chăn nuôi gà đồi của địa phương chưa được phát huy mạnh mẽ. Tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, tự phát đã khiến cho nhiều người dân luôn phải chịu cảnh "được mùa, rớt giá". Thêm vào đó, dù dịch bệnh hàng năm xảy ra trong phạm vi hẹp song cũng ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm của địa phương.

Liên kết chặt chẽ

Từ năm 2013, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã bắt tay cùng UBND huyện Sóc Sơn xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn, được thực hiện tại xã Nam Sơn và Bắc Sơn. Tuy nhiên, phải tới đầu năm 2015, quy mô cũng như hoạt động của chuỗi mới thực sự được kỳ vọng với sự ra đời của Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn. Nhiều hộ chăn nuôi hy vọng, sự ra đời của tổ chức hội sẽ góp phần thắt chặt liên kết giữa các hộ sản xuất và mở rộng đầu ra cho sản phẩm.

Hiện nay, Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn có 29 hội viên, quy mô chăn nuôi tối thiểu 500 con/hộ. Hội phấn đấu đến năm 2016, số hội viên tăng lên đạt con số 100. Ông Nguyễn Văn Đông - Chủ tịch Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn cho biết, Hội sẽ xây dựng tiêu chuẩn về vệ sinh thú y, môi trường chăn nuôi và bắt buộc hội viên phải chấp hành nhằm đáp ứng yêu cầu về ATTP.

Đồng thời, liên kết với các DN giết mổ, chế biến, tiêu thụ gia cầm để tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm. Hiện tại, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp Hà Nội cũng đang phối hợp nhằm xúc tiến các hoạt động tiêu thụ sản phẩm gà đồi Sóc Sơn.

Theo ông Tạ Văn Tường – Giám đốc Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, việc ra đời Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn có vai trò rất quan trọng đối với phát triển chuỗi chăn nuôi gà đồi trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Hội sẽ là đầu mối để liên kết và thực hiện nhiệm vụ quản lý chặt chẽ quy trình chăn nuôi, tư vấn, hướng dẫn phát triển hệ thống chăn nuôi, xây dựng thương hiệu nhằm cung cấp cho thị trường Thủ đô nguồn thực phẩm chất lượng và an toàn. Qua đó, từng bước khắc phục tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, sản xuất lúc thừa lúc thiếu đang tồn tại hiện nay.


Có thể bạn quan tâm

Gần 90 Con Gia Súc Ở Huyện Sa Pa Và Bát Xát Chết Vì Rét Gần 90 Con Gia Súc Ở Huyện Sa Pa Và Bát Xát Chết Vì Rét

Ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo, để chủ động phòng, chống đói rét, bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi, người chăn nuôi cần che chắn chuồng gia súc, tránh gió lùa, không chăn thả gia súc khi nhiệt độ ngoài trời xuống quá thấp; đồng thời chăm sóc, nuôi dưỡng tốt đàn vật nuôi để nâng cao sức đề kháng. Nguồn thức ăn cần bảo đảm cân đối giữa tinh bột, chất đạm, chất khoáng để có đủ năng lượng chống rét. Ngoài ra, cần tiêm phòng vắc xin đầy đủ để tăng khả năng miễn dịch cho đàn vật nuôi.

19/01/2015
Vui Buồn Chuyện Nuôi Nhím Vui Buồn Chuyện Nuôi Nhím

Chúng tôi đến thăm gia đình ông Lang Khánh Suyên ở Thị trấn Kim Sơn khi gia đình ông chuẩn bị làm vía cho đứa cháu nội sắp đầy tháng. Dù đang bận bịu công việc, nhưng khi thấy những vị khách miền xuôi quan tâm nhiều đến con nhím, ông Suyên gác lại công việc và say sưa kể. Từ năm 2003, sau khi bán hết đàn trâu thả rông trong rừng, ông Suyên bắt đầu mày mò nuôi nhím.

19/01/2015
Chuẩn Bị Lấy Nước Đợt 1 Cho Vụ Lúa Đông Xuân 2014-2015 Chuẩn Bị Lấy Nước Đợt 1 Cho Vụ Lúa Đông Xuân 2014-2015

Các địa phương cần sớm hoàn thành việc khơi thông dòng chảy, giải tỏa ách tắc, phương tiện thi công nạo vét trên hệ thống dẫn nước, đặc biệt ở kênh dẫn các cửa lấy nước, kiểm tra hệ thống máy bơm, phương tiện lấy nước để sẵn sàng vận hành khi nguồn nước bảo đảm.

19/01/2015
Hướng Hóa (Quảng Trị) Mất Mùa Cà Phê Hướng Hóa (Quảng Trị) Mất Mùa Cà Phê

Hiện nay cà phê là loại cây công nghiệp chủ lực ở huyện miền núi Hướng Hóa (Quảng Trị). Với diện tích gần 5.000 ha, trong đó có gần 4.500 ha đã cho thu hoạch đem lại giá trị kinh tế hàng năm trên 300 tỷ đồng. Nguồn thu nhập từ cây cà phê không chỉ xóa đói giảm nghèo mà giúp nhiều hộ gia đình trở thành triệu phú.

19/01/2015
Trồng Màu Trên Đất Cù Lao Trồng Màu Trên Đất Cù Lao

Trong 2 năm 2013-2014, xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên, An Giang) có 56 nông dân duy trì trồng màu chuyên canh, 17 nông dân lập vườn trồng cây ăn trái và kết hợp dịch vụ phục vụ du lịch. Xã hiện có 6 mô hình sản xuất- kinh doanh nông thôn, góp phần đa dạng hóa các ngành nghề làm ăn trên đất cù lao.

19/01/2015