Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguy Hại Từ Việc Nuôi Hàu Bằng Tấm Lợp Fibrociment

Nguy Hại Từ Việc Nuôi Hàu Bằng Tấm Lợp Fibrociment
Ngày đăng: 18/06/2014

Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cảnh báo về mối nguy hại tiềm ẩn cho môi trường nước, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thủy hải sản cũng như sức khỏe con người từ việc sử dụng tấm lợp fibrociment để nuôi hàu. Tuy nhiên, việc nuôi hàu tự nhiên bằng loại vật liệu này vẫn đang được áp dụng phổ biến ở BR-VT.

Theo khảo sát của Sở NN-PTNT, hàng năm người dân tại các xã: Long Sơn (TP. Vũng Tàu), Tân Hải, Tân Hòa, Phước Hòa và Tân Phước (huyện Tân Thành) sử dụng khoảng 200.000 tấn tấm lợp fibrociment để nuôi hàu. Ước tính khoảng 50% tấm lợp sau khi sử dụng được thải loại trực tiếp ra sông Rạng, sông Chà Và, sông Dinh và các bến bãi nơi phân loại hàu thương phẩm.

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bồi lắng đáy sông, tích tụ các cặn bã gây ô nhiễm môi trường và gây tác động trực tiếp đến nguồn nước nuôi trồng thủy sản của người nuôi.

Những tấm lợp fibrociment được người nuôi cắt thành 6 hoặc 8 mảnh rồi treo thành từng ô và nhiều ô kết thành một bè. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm khi vào mùa sinh sản của hàu các cọc fibrociment được thả xuống sông để hàu non bám vào, đến 10 tháng sau mới thu hoạch.

Theo anh Lê Thanh Hải, ngư dân tại xã Long Sơn, hàu không chỉ nuôi bằng tấm lợp, người dân Long Sơn còn dùng các loại lốp xe phế thải để nuôi. Sau khi thu hoạch, phần lớn những vật liệu dùng để hàu bám được người dân đổ thẳng xuống sông.

Theo đánh giá của Trung tâm Công nghệ môi trường (Viện Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam), nuôi hàu theo phương pháp sử dụng tấm lợp fibrociment hay bằng lốp xe cũ ít tốn kém, nhưng gây hại cho môi trường nước và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe cho người tiêu dùng. Cụ thể, tấm lợp fibrociment và lốp xe cũ khi ở trong môi trường nước sẽ tạo ra lưu huỳnh và nhiều hóa chất độc hại.

Việc người nuôi để lại lốp xe, fibrociment ngay tại khu vực nuôi và điểm phân loại hàu thương phẩm sẽ gây tác động đến dòng chảy của sông, khu vực nuôi hải sản của người dân xung quanh. Về hoạt động nuôi hàu tại BR-VT, Trung tâm Công nghệ môi trường cũng đã đưa ra cảnh báo, nếu không thay đổi phương pháp nuôi hàu bằng tấm fibrociment, về lâu dài nghề nuôi trồng hải sản trên địa bàn tỉnh BR-VT sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tuy vậy, tính tới thời điểm này, ngành nông nghiệp cũng chỉ đang từng bước vận động người nuôi hàu hạn chế việc sử dụng tấm lợp fibrociment cũng như sản phẩm có liên quan. Sở NN-PTNT tỉnh thì đang xúc tiến việc mời các nhà khoa học nghiên cứu những nguy cơ từ việc dùng tấm lợp fibrociment để đánh giá đầy đủ về tác hại, dư lượng của chúng trong sản phẩm thủy sản nuôi trồng tại BR-VT.

Còn việc tiến hành nghiên cứu, chuyển giao phương pháp nuôi hàu mới thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng và người sản xuất có lẽ vẫn còn xa. Và người dân vẫn tiếp tục cắt những tấm fibrociment cắm xuống lòng sông để nuôi hàu…

Fibrociment là vật liệu xây dựng làm bằng ciment trong đó cát được thay thế bằng sợi khoáng silicat và bột amiang, thường dùng để lợp nhà. Nhiều nước trên thế giới đã hạn chế và cấm sử dụng amiang vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng như gây hại cho người sử dụng. Theo Tổ chức Y tế thế giới, nguyên nhân chính gây bệnh của sản phẩm có chứa amiang đối với sức khỏe con người là do tiếp xúc qua đường hô hấp và qua đường tiêu hóa do nguồn nước nhiễm amiang.

Ông Nguyễn Văn Trinh, Trưởng thôn Gò Găng cho hay, tại xã Long Sơn trước đây, người nuôi chủ yếu dùng cọc tre, gỗ cắm xuống sông cho hàu non bám vào và vào khoảng 7-10 tháng sau khi hàu lớn là thu hoạch. Tuy nhiên, cọc tre và gỗ thì khả năng trụ lại bền vững với sông nước không lớn.

Nhiều cọc hàu khi hàu phát triển mạnh có thể bị gãy đổ hoặc bị sóng nước xô ngã, người dân thất thu. Sau này, khi phát hiện hàu thích bám vào tấm lợp fibrociment và tấm lợp này lại có khả năng chịu nước, chịu sóng tốt, người nuôi hàu đã đổ xô nuôi theo phương pháp này mà không tính đến việc ô nhiễm nguồn nước hay ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Hàu Thái Bình Dương Ở Quảng Ngãi Nuôi Hàu Thái Bình Dương Ở Quảng Ngãi

Sau 6 tháng thả nuôi, hàu phát triển rất nhanh, có khả năng thích nghi và phát triển tốt. Kết quả, tỷ lệ sống đạt trên 65%, trọng lượng bình quân đạt 12 con/kg, sản lượng hàu đạt 677 kg, với giá bán 32.000 đ/kg, tổng thu trên 21 triệu đồng, trừ chi phí khoảng 14 triệu, lãi trên 7 triệu (nếu quy trên héc ta thì lãi 1,4 tỷ đ/ha).

23/12/2013
Nông Dân Tăng Lợi Nhuận Từ “1 Phải, 5 Giảm” Nông Dân Tăng Lợi Nhuận Từ “1 Phải, 5 Giảm”

“1 phải, 5 giảm”- mô hình phát triển lúa bền vững, không chỉ mang lại hiệu quả thiết thực cho người sản xuất, mà còn góp phần bảo vệ môi trường nên được nông dân huyện Thoại Sơn áp dụng trên diện tích 9.300 héc-ta.

24/12/2013
Hiệu Quả Từ Một Mô Hình Khuyến Nông Hiệu Quả Từ Một Mô Hình Khuyến Nông

Tuy nhiên sản lượng khai thác hàng năm tăng không đáng kể, thu nhập còn bấp bênh bởi sự đầu tư về trang thiết bị còn hạn chế, ngư dân chưa đủ điều kiện lắp đặt các loại máy móc hiện đại.

24/12/2013
Trúng Mùa Bưởi Năm Roi Trúng Mùa Bưởi Năm Roi

Theo ghi nhận của chúng tôi, hơn 10 ngày qua đi đâu trong xã Kế Thành (Kế Sách – Sóc Trăng) cũng nghe nhà vườn bàn tán vui nhộn khi bưởi trúng mùa, lại trúng giá.

24/12/2013
Ngành Hàng Cà Phê Đang Bên... Bờ Vực Ngành Hàng Cà Phê Đang Bên... Bờ Vực

Hội nghị ngành hàng cà phê tổ chức cuối tuần qua tại TP.HCM đã “nóng” hừng hực khi vô số những khó khăn, bất cập đang gây bất ổn nghiêm trọng ngành hàng này được các DN nêu ra.

24/12/2013