Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguy Hại Từ Việc Nuôi Hàu Bằng Tấm Lợp Fibrociment

Nguy Hại Từ Việc Nuôi Hàu Bằng Tấm Lợp Fibrociment
Publish date: Wednesday. June 18th, 2014

Sở NN-PTNT tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã cảnh báo về mối nguy hại tiềm ẩn cho môi trường nước, ảnh hưởng đến hiệu quả nuôi trồng thủy hải sản cũng như sức khỏe con người từ việc sử dụng tấm lợp fibrociment để nuôi hàu. Tuy nhiên, việc nuôi hàu tự nhiên bằng loại vật liệu này vẫn đang được áp dụng phổ biến ở BR-VT.

Theo khảo sát của Sở NN-PTNT, hàng năm người dân tại các xã: Long Sơn (TP. Vũng Tàu), Tân Hải, Tân Hòa, Phước Hòa và Tân Phước (huyện Tân Thành) sử dụng khoảng 200.000 tấn tấm lợp fibrociment để nuôi hàu. Ước tính khoảng 50% tấm lợp sau khi sử dụng được thải loại trực tiếp ra sông Rạng, sông Chà Và, sông Dinh và các bến bãi nơi phân loại hàu thương phẩm.

Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc bồi lắng đáy sông, tích tụ các cặn bã gây ô nhiễm môi trường và gây tác động trực tiếp đến nguồn nước nuôi trồng thủy sản của người nuôi.

Những tấm lợp fibrociment được người nuôi cắt thành 6 hoặc 8 mảnh rồi treo thành từng ô và nhiều ô kết thành một bè. Vào tháng 3 âm lịch hàng năm khi vào mùa sinh sản của hàu các cọc fibrociment được thả xuống sông để hàu non bám vào, đến 10 tháng sau mới thu hoạch.

Theo anh Lê Thanh Hải, ngư dân tại xã Long Sơn, hàu không chỉ nuôi bằng tấm lợp, người dân Long Sơn còn dùng các loại lốp xe phế thải để nuôi. Sau khi thu hoạch, phần lớn những vật liệu dùng để hàu bám được người dân đổ thẳng xuống sông.

Theo đánh giá của Trung tâm Công nghệ môi trường (Viện Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam), nuôi hàu theo phương pháp sử dụng tấm lợp fibrociment hay bằng lốp xe cũ ít tốn kém, nhưng gây hại cho môi trường nước và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe cho người tiêu dùng. Cụ thể, tấm lợp fibrociment và lốp xe cũ khi ở trong môi trường nước sẽ tạo ra lưu huỳnh và nhiều hóa chất độc hại.

Việc người nuôi để lại lốp xe, fibrociment ngay tại khu vực nuôi và điểm phân loại hàu thương phẩm sẽ gây tác động đến dòng chảy của sông, khu vực nuôi hải sản của người dân xung quanh. Về hoạt động nuôi hàu tại BR-VT, Trung tâm Công nghệ môi trường cũng đã đưa ra cảnh báo, nếu không thay đổi phương pháp nuôi hàu bằng tấm fibrociment, về lâu dài nghề nuôi trồng hải sản trên địa bàn tỉnh BR-VT sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tuy vậy, tính tới thời điểm này, ngành nông nghiệp cũng chỉ đang từng bước vận động người nuôi hàu hạn chế việc sử dụng tấm lợp fibrociment cũng như sản phẩm có liên quan. Sở NN-PTNT tỉnh thì đang xúc tiến việc mời các nhà khoa học nghiên cứu những nguy cơ từ việc dùng tấm lợp fibrociment để đánh giá đầy đủ về tác hại, dư lượng của chúng trong sản phẩm thủy sản nuôi trồng tại BR-VT.

Còn việc tiến hành nghiên cứu, chuyển giao phương pháp nuôi hàu mới thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng và người sản xuất có lẽ vẫn còn xa. Và người dân vẫn tiếp tục cắt những tấm fibrociment cắm xuống lòng sông để nuôi hàu…

Fibrociment là vật liệu xây dựng làm bằng ciment trong đó cát được thay thế bằng sợi khoáng silicat và bột amiang, thường dùng để lợp nhà. Nhiều nước trên thế giới đã hạn chế và cấm sử dụng amiang vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường cũng như gây hại cho người sử dụng. Theo Tổ chức Y tế thế giới, nguyên nhân chính gây bệnh của sản phẩm có chứa amiang đối với sức khỏe con người là do tiếp xúc qua đường hô hấp và qua đường tiêu hóa do nguồn nước nhiễm amiang.

Ông Nguyễn Văn Trinh, Trưởng thôn Gò Găng cho hay, tại xã Long Sơn trước đây, người nuôi chủ yếu dùng cọc tre, gỗ cắm xuống sông cho hàu non bám vào và vào khoảng 7-10 tháng sau khi hàu lớn là thu hoạch. Tuy nhiên, cọc tre và gỗ thì khả năng trụ lại bền vững với sông nước không lớn.

Nhiều cọc hàu khi hàu phát triển mạnh có thể bị gãy đổ hoặc bị sóng nước xô ngã, người dân thất thu. Sau này, khi phát hiện hàu thích bám vào tấm lợp fibrociment và tấm lợp này lại có khả năng chịu nước, chịu sóng tốt, người nuôi hàu đã đổ xô nuôi theo phương pháp này mà không tính đến việc ô nhiễm nguồn nước hay ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.


Related news

Đường Ninh Hòa Phát Triển Vùng Nguyên Liệu Đường Ninh Hòa Phát Triển Vùng Nguyên Liệu

Trong niên vụ tới, Cty đã phát triển được vùng nguyên liệu lên 13.000 ha tăng 500 ha so với vụ trước, trong đó tại Khánh Hòa có 8.800 ha, Đăk Lăk có 4.200 ha, sản lượng mía ước đạt 680.000 tấn. Diện tích mía Cty đầu tư là 10.800 ha với tổng số tiền đầu tư 223 tỷ đồng, giá trị đầu tư trồng mới 30 triệu đồng/ha và mía lưu gốc là 20 triệu đồng/ha.

Monday. August 11th, 2014
Trăn, Cá Sấu Giảm Giá Sâu Trăn, Cá Sấu Giảm Giá Sâu

Cụ thể, đối với cá sấu thịt bán nguyên con để lấy da loại 7-15kg/con chỉ còn 230.000 đ/kg, giảm 50.000 -70.000 đ/kg; cá sấu con loại 1 tháng tuổi còn 200.000 đ/con, giảm 100.000 -120.000 đ/con. Còn đối với thị trường trăn lấy da XK, giá giảm từ 200.000 -220.000 đ/con, hiện trăn thịt lấy da, loại 1 năm tuổi giá giảm xuống còn 280.000 đ/kg; trăn giống 1 tuần tuổi còn 260.000 đ/con, giảm 100.000 đ.

Monday. August 11th, 2014
Nuôi Dê Núi, Tạo Sinh Kế Cho Người Nghèo Nuôi Dê Núi, Tạo Sinh Kế Cho Người Nghèo

Nhằm giúp người dân thêm điều kiện thoát nghèo, đầu năm 2012, từ nguồn vốn Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn II, Ban Quản lý Dự án Giảm nghèo huyện Mường Chà đã triển khai dự án nuôi dê núi tại 8 xã: Sa Lông, Mường Mươn, Ma Thì Hồ, Sá Tổng, Pa Ham, Nậm Nèn, Huổi Mí và Hừa Ngài. Tham gia dự án có 493 hộ dân.

Monday. August 11th, 2014
Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Chiềng Sơ Xóa Đói Giảm Nghèo Ở Chiềng Sơ

Vài năm trở lại đây, nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, sản xuất, tận dụng triệt để lợi thế về điều kiện tự nhiên như: khí hậu, thổ nhưỡng... đã giúp nhân dân Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông từng bước thoát nghèo. Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo của xã còn 58%, giảm 4,5% so với năm 2012.

Monday. August 11th, 2014
Nữ Trưởng Bản Làm Giàu Từ Thất Bại Nữ Trưởng Bản Làm Giàu Từ Thất Bại

“Không chỉ là trưởng bản gương mẫu, đi đầu trong các phong trào của thôn, bản, giúp đỡ bà con từng bước xóa đói giảm nghèo, chị Lò Thị Việt ở bản Ho Luông 1 còn là điển hình phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu từ thất bại”, đó là chia sẻ của ông Khoàng Văn Tiến, Chủ tịch UBND xã Lay Nưa, T.X Mường Lay khi nói về nữ trưởng bản Lò Thị Việt. Cách đây 5 năm, cuộc sống của gia đình chị Việt còn nhiều thiếu thốn.

Monday. August 11th, 2014