Ngư Dân Hợp Tác Nâng Cao Hiệu Quả Đánh Bắt Thủy Sản
Những năm gần đây, do ảnh hưởng biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường, nguồn lợi thủy sản có chiều hướng suy giảm trong khi giá cả nhiên liệu chi phí đầu vào tăng dẫn đến thu nhập ngư dân không cao. Do vậy, nhiều ngư dân đánh bắt thủy sản trên biển tại tỉnh Bến Tre đã liên kết lại để nâng cao hiệu quả khai thác và xu hướng hợp tác này đang phát triển rộng khắp.
Tại xã An Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre có 953 tàu đánh bắt thủy hải sản, trong đó có 63% là tàu đánh bắt xa bờ, chiếm tỷ lệ 2/3 so với tổng số phương tiện của toàn huyện. Hằng năm, sản lượng khai thác bình quân của huyện đạt từ 36.000 - 37.000 tấn tôm, cá các loại. Riêng năm 2013, sản lượng khai thác được 37.000 tấn.
Theo đó, các dịch vụ hậu cần như: cơ sở đóng tàu qui mô lớn, cơ sở sản xuất nước đá, trạm cung cấp xăng dầu, các cơ sở cơ khí hàn tiện sửa chữa máy nổ… cũng phát triển đồng bộ. Đặc biệt trên địa bàn còn có Xí nghiệp chế biến Thủy hải sản và Cảng cá Ba Tri với năng lực bốc dỡ hằng năm đạt từ 7.000 - 10.000 tấn sản phẩm.
Làng nghề truyền thống sử dụng nguồn nguyên liệu đánh bắt để chế biến cá khô, góp phần giải quyết việc làm nhàn rỗi tại địa phương.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, nghề khai thác, đánh bắt xa bờ gặp nhiều khó khăn. Trong 6 tháng đầu năm 2013, một số phương tiện phải tạm ngưng hoạt động do hiệu quả kinh tế thấp. Theo chủ trương của tỉnh, huyện Ba Tri, xã An Thủy đã tích cực tuyên truyền, vận động ngư dân liên kết thành tổ hợp tác để vượt qua khó khăn.
Từ chủ trương đúng này, nhiều ngư dân trên địa bàn xã tích cực hưởng ứng, tự nguyện liên kết thành lập các Tổ hợp tác khai thác. Đến nay việc xây dựng tổ hợp tác trên địa bàn xã cơ bản đạt 80% chỉ tiêu kế hoạch năm, hiện có 40 tổ hợp tác được thành lập, với 300 tàu của 145 hộ tham gia đã đi vào hoạt động.
Các tàu trong cùng tổ hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong tìm kiếm ngư trường, cứu nạn trên biển khi có biến cố xảy ra và luân phiên nhau vận chuyển nguyên vật liệu từ đất liền ra biển, vận chuyển sản phẩm từ biển vào đất liền, tạo điều kiện bám biển dài ngày, giảm chi phí và tăng giá bán sản phẩm, tăng lợi nhuận.
Ông Phạm Văn Hữu, một chủ tàu cá ở xã An Thủy cho biết, các anh em trong gia đình ông từ đánh bắt riêng lẻ, nay gắn kết lại thành 1 tổ hợp tác, các khoản chi phí đầu vào giảm đáng kể so với trước đây.
Sản phẩm đánh bắt được luân phiên vận chuyển vào đất liền nên còn tươi, bán được giá cao. Mới đây, các tàu trong tổ hợp tác của ông đánh bắt 2 tuần, doanh thu hơn 250 triệu đồng/tàu. Sau khi trừ chi phí các khoản, số còn lại chủ tàu và bạn ăn chia tỷ lệ 5,5 : 4,5 (chủ tàu 5,5, bạn 4,5), chủ tàu được lợi nhuận từ 50-70 triệu đồng/tàu. Theo ông Hữu, với khoản lợi nhuận này thì chủ tàu và bạn an tâm gắn bó với biển.
Từ sự phát triển của tổ hợp tác trên địa bàn, lãnh đạo xã An Thủy đã đề xuất tỉnh hỗ trợ lắp đặt 50 máy vệ tinh cho tàu ngư dân. Máy vệ tinh giúp ngư dân định vị được địa điểm, nơi tập trung khai thác và nắm bắt thông tin kịp thời về tình hình thời tiết mưa bão để có biện pháp phòng tránh hiệu quả.
Bên cạnh đó, UBND xã cũng đã giới thiệu và tổ chức thành công Đại hội Nghiệp đoàn nghề cá lần thứ I nhiệm kỳ 2013 - 2015 của xã, gồm có 84 thành viên tham gia, góp phần tạo điều kiện ổn định về lao động cho các chủ tàu. Có thể khẳng định việc thành lập Tổ hợp tác khai thác là một yêu cầu cần thiết, hỗ trợ cho ngành khai thác thủy sản tại địa phương phát triển theo hướng liên kết bền vững.
Theo ông Nguyễn Hữu Học, Phó Chủ tịch UBND xã An Thủy, hướng tới xã tập trung hướng dẫn, củng cố các tổ hợp tác hoạt động hiệu quả và tuyên truyền vận động ngư dân thành lập các tổ hợp tác khai thác mới; phân công cán bộ chuyên môn tích cực hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi tổ có yêu cầu.
Phối hợp với ngành chức năng huyện, tỉnh tiếp tục lắp đặt máy vệ tinh theo chương trình tài trợ cho các thành viên tổ còn lại. Vận động ngư dân cải hoán đóng mới tàu cá đạt chuẩn xa bờ nhằm góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ.
Phối hợp các ngành chức năng kiện toàn các đội tàu xung kích tìm kiếm cứu nạn, phát huy hiệu quả các đội tàu này hỗ trợ tích cực cho các tổ khi có biến cố xảy ra trên biển. Đồng thời, tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ, nhằm hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng kỹ thuật để kêu gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực thủy sản như: các dịch vụ hậu cần thủy sản, các đơn vị thu mua chế biến thủy sản,… nhằm cung ứng đảm bảo vật tư kịp thời và tăng giá bán sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Trong đó huyện Vị Xuyên trồng 50 ha và được triển khai trồng tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc; huyện Bắc Quang triển khai 5 ha tại xã Vĩnh Phúc với 16 hộ tham gia và huyện Quang Bình trồng 5 ha tại xã Tiên Nguyên 1,0 ha (với 3 hộ tham gia) và thị trấn Yên Bình 4,0 ha (với 24 hộ tham gia). Thời điểm triển khai trồng chanh leo từ đầu tháng 3/2014.
Mặc dù tháng 3, tháng 4 năm nay thời tiết chưa phải là quá nóng so với nhiều năm trước đây nhưng tình trạng nghêu chết hàng loạt trong tỉnh Bến Tre đã diễn ra, gây nhiều thiệt hại cho các hợp tác xã (HTX). Ngành Nông nghiệp cũng đã cử đoàn cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống các sân nghêu để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp hạn chế.
Ông Đoàn Quốc Lượm một ngư dân tại cửa biển Sông Đốc cho biết: Sau khoảng 20 ngày khai thác, chiếc tàu lưới kéo của gia đình thu hoạch được hàng chục tấn cá các loại. Do giá cá biển đang ở mức cao, nên sau khi trừ chi phí và chia cho ngư phủ, ông Lượm còn lãi khoảng 100 triệu đồng. Được mùa cá, nhưng các phương tiện làm nghề câu mực tại thị trấn Sông Đốc lại có một chuyến biển thất thu, chỉ từ huề đến lỗ vốn.
Riêng với tôm nuôi công nghiệp, sau khi đã thu hoạch, các doanh nghiệp đang cải tạo để thả nuôi đợt tiếp theo. Năm 2014, ngành nông nghiệp Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng 52.000 tấn tôm nuôi, tăng 10.000 tấn so với năm trước.
Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).