Giá Nhãn Tăng
Giá nhãn tại huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đang ở mức 28.000 - 33.000 đồng/kg, có thời điểm đến 37.000 - 38.000 đồng/kg, cao hơn khoảng 4.000 - 5.000 đồng/kg so với thời điểm tháng 12/2013.
Theo ông Trương Văn Rồi - Giám đốc Hợp tác xã nhãn Châu Thành thì giống nhãn Idor (Thái Lan) được người dân canh tác nhiều năm qua mang lại năng suất rất cao, khoảng 15-30 tấn/ha (tùy theo độ tuổi cây nhãn). Giống nhãn này chống chọi tốt với dịch bệnh chổi rồng”. Đầu ra của trái nhãn cũng được đảm bảo hơn do mỗi ngày Cơ sở Út Hiện (huyện Châu Thành) thu mua 1-2 tấn nhãn.
Có thể bạn quan tâm
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết, cây mắc ca là loài cây giàu dinh dưỡng, có giá trị kinh tế cao; sau 8 năm trồng khảo nghiệm tại các vùng trong nước cho thấy cây có nhiều triển vọng và thích hợp với các tỉnh miền núi của Việt Nam, đặc biệt là tại vùng cao Tây Nguyên và các vùng thấp và cao ở Tây Bắc
63% chủ trang trại là nông dân, còn lại là bộ đội phục viên, cán bộ nghỉ hưu. Số chủ trang trại được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ thấp, hầu hết chưa qua đào tạo nghiệp vụ quản lý, không có định hướng rõ ràng. Phần đa khởi điểm chỉ là người có một số ít vốn, một ít đất đai trong tay, làm theo phong trào
Đón xuân mới Nhâm Thìn cũng là thời điểm nông dân Đầm Dơi (Cà Mau) hăm hở bước vào vụ chính nuôi tôm công nghiệp. Năm qua, toàn huyện thu hoạch 35.000 tấn tôm thương phẩm. Nhiều hộ sau 1 vụ nuôi tôm thẻ khoảng 75 ngày, thu lãi vài trăm triệu đồng. Đây là một hấp lực lớn thúc đẩy phong trào nuôi tôm công nghiệp năm 2012 phát triển mạnh
Tại huyện Chiêm Hóa, đồng chí Trần Văn Tú, Phó trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện cho biết, vụ mùa này toàn huyện phấn đấu gieo cấy 5.631 ha lúa; 902 ha ngô; 828 ha lạc...
Sau 1 năm thực hiện, dự án đã thành công tốt đẹp. 100% hộ tham gia mô hình và nhiều hộ trên địa bàn khẳng định sẽ tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích, mở ra một hướng sản xuất mới cho nông dân vùng lòng chảo Điện Biên