Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguy cơ lây lan bệnh đốm nâu trên cây thanh long từ những điểm thu mua di động

Nguy cơ lây lan bệnh đốm nâu trên cây thanh long từ những điểm thu mua di động
Ngày đăng: 06/11/2015

Trong đó, nguyên nhân mất mùa chủ yếu là do bệnh đốm nâu.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối tháng 9/2015, toàn tỉnh có khoảng 6.800 ha thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu, đa số là nhiễm bệnh nhẹ.

Con số này ở Bắc Bình là gần 500 ha.

Các ngành chức năng và nông dân có nhiều nỗ lực trong công tác này nhằm hạn chế sự phát sinh và lây lan của bệnh đốm nâu, tập trung chủ yếu vào việc khuyến khích nông dân thay đổi biện pháp canh tác, sử dụng giống sạch bệnh, tỉa cành, thu gom để xử lý tiêu hủy mầm bệnh và các biện pháp hóa học khác mà chưa chú ý đến nguy cơ phát sinh và lây lan của bệnh đốm nâu từ việc một số tiểu thương hình thành các điểm thu mua tự phát.

Dọc theo tuyến đường từ thị trấn Chợ Lầu đi Hải Ninh, Bình An… chúng tôi thấy có gần 10 điểm thu mua thanh long di động; đa số các tiểu thương tận dụng bóng mát từ những cây xanh ven đường để làm chỗ thu mua.

Điều đáng ngại là sau khi thu mua, lượng thanh long dạt, mà đa số bị nhiễm đốm nâu hay còn gọi là bệnh đốm trắng, bệnh tắc kè, không được các tiểu thương thu dọn và xử lý đúng cách sẽ làm gia tăng diện tích thanh long bị nhiễm bệnh trong thời gian đến.

Bệnh đốm nâu chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng trừ chủ yếu là bằng việc tỉa cành, trái, thu gom để xử lý tiêu hủy mầm bệnh.

Vì vậy các ngành chức năng cần có biện pháp quản lý việc hình thành những điểm thu mua thanh long di động nhằm hạn chế thấp nhất sự phát sinh và lây lan bệnh đốm nâu.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi thủy sản lồng, bè trên sông Chà Và cá bỏ ăn, chết rải rác Nuôi thủy sản lồng, bè trên sông Chà Và cá bỏ ăn, chết rải rác

Ông Huỳnh Văn Lành, một chủ nuôi cá lồng bè cho biết, trong thời gian từ giữa tháng 6 trở lại đây, hiện tượng cá chẽm, cá bớp và tôm kẹt bỏ ăn, yếu dần và chết rải rác xuất hiện ở các bè nuôi thủy sản trên sông Chà Và. Hiện 500 lồng nuôi ở tiểu khu này đều có hiện tượng cá bỏ ăn, yếu và chết.

04/07/2015
Quỳnh Lưu (Nghệ An) thất thu tôm vụ 1 Quỳnh Lưu (Nghệ An) thất thu tôm vụ 1

Ngay từ đầu vụ thả tôm, người nuôi tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do thời tiết nắng nóng kéo dài, dẫn đến hiện tượng tôm suy dinh dưỡng, chậm lớn, dịch bệnh xảy ra. Hiện nay, các địa phương đang tập trung nhanh cho việc thu hoạch tôm vụ 1 nhưng hầu hết các hộ nuôi đều cùng chung cảnh lao đao vì thất thu.

04/07/2015
Cá nổi đầu do nguồn nước ô nhiễm Cá nổi đầu do nguồn nước ô nhiễm

Chi cục Thủy sản Hậu Giang vừa phối hợp với các cơ quan chức năng tỉnh và huyện Vị Thủy tiến hành khảo sát thực tế để tìm hiểu nguyên nhân cá nổi đầu hàng loạt trên một số tuyến kênh thuộc địa bàn xã Vị Thủy; đồng thời tiến hành đo chỉ tiêu DO (oxy hòa tan) tại hiện trường và thu mẫu để phân tích một số chỉ tiêu chất lượng nước.

04/07/2015
Thả gần 20 nghìn con cá giống tại hồ Lưu Quang Thả gần 20 nghìn con cá giống tại hồ Lưu Quang

Đây là hoạt động đầu tiên nằm trong kế hoạch phát triển chăn nuôi thuỷ sản huyện Đại Từ (Thái Nguyên) năm 2015. Theo đó, huyện sẽ thả 58.500 con cá giống (các loại: trắm, chép, trôi, mè) trên diện tích 15ha mặt nước của 3 hồ: Lưu Quang, xã Minh Tiến; Vai Cái, xã Văn Yên; Cầu Trà, xã Yên Lãng. Trong tháng 7 này, các đơn vị sẽ phối hợp để hoàn thành thả cá giống tại tất cả các hồ theo kế hoạch.

04/07/2015
Nhức nhối tình trạng tận diệt nguồn thủy sản Nhức nhối tình trạng tận diệt nguồn thủy sản

Với bờ biển dài gần 200km và có nguồn lợi thủy sản dồi dào, Bình Thuận hiện là một trong 3 ngư trường lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, thời gian qua, các hoạt động khai thác, đánh bắt trái phép hải sản đang diễn ra phức tạp khiến vùng biển này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt các nguồn lợi thủy sản, ô nhiễm môi trường, nguy hiểm đến tính mạng ngư dân.

04/07/2015