Mở Rộng Diện Tích Trồng Thanh Long Ruột Đỏ Ở Chí Linh (Hải Dương)

Năm 2013, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ khoa học (Sở KHCN Hải Dương) tiếp tục hỗ trợ giống thanh long ruột đỏ và kinh phí làm trụ ở 2 xã: Bắc An và Hoàng Tiến (Chí Linh).
Diện tích được hỗ trợ với quy mô 3 ha và gần 3.000 trụ. Trung tâm hỗ trợ khoảng 75 nghìn đồng/trụ và 50% giá giống.
Trước đó, năm 2010, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học đã trồng thử nghiệm 1 ha thanh long ruột đỏ tại xã Hoàng Hoa Thám (Chí Linh) với 16 hộ tham gia. Năm 2012, xã Tân Dân tiếp tục được hỗ trợ trồng cây thanh long ruột đỏ với quy mô 1 ha với 13 hộ tham gia. Nông dân ở các xã như: Lê Lợi, Bắc An, Hoàng Tiến, Tân Dân đều mua giống thanh long ruột đỏ ở xã Hoàng Hoa Thám về trồng, sau đó tự nhân rộng với diện tích hơn 3 ha, hơn 2.000 trụ. Đến nay, thị xã Chí Linh có gần 5 ha thanh long ruột đỏ, trong đó khoảng 2,5 ha đã cho thu hoạch. Một năm, thanh long ruột đỏ cho ra hoa, đậu quả 13-15 lứa, cao gấp đôi thanh long ruột trắng. Bình quân 200 trụ thanh long cho năng suất 2,2 tấn/năm, nông dân thu lãi 60 triệu đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Đến hết năm 2013, đàn bê F1 BBB của Hà Nội đạt khoảng 3.000 con. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm thịt bò chất lượng cao phục vụ nhân dân Thủ đô và là cơ sở để thay đổi tư duy trong chăn nuôi bò thịt, giải quyết việc làm, tăng thu nhập của nông dân.

Theo ngành Nông nghiệp các tỉnh ĐBSCL, năm 2013, các tỉnh trong vùng trúng mùa khoai lang với năng suất bình quân 24 tấn/ha. Tổng sản lượng cả năm ước đạt khoảng 480.000 tấn và dẫn đầu các vùng trồng khoai lang trong nước.

Vừa qua, chúng tôi có dịp đến thăm mô hình chăn nuôi bò thịt của ông Đinh Văn Khoa ở xã Quang Lãng (huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội), nơi mà gần 2 năm qua ông được Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội trợ giúp về kỹ thuật xây dựng trang trại chăn nuôi.

Mặc dù sản lượng có giảm hơn so với năm ngoái nhưng hiện nay giá bưởi lại cao hơn gần gấp đôi so với năm ngoái, nhất là trong dịp tết giá bưởi sẽ còn tăng cao nên các nhà vườn ở Bạch Đằng (Bình Dương) đang tất bật chăm sóc để chờ đón tết.

Năm 2013, Bình Thuận có dấu hiệu phục hồi sản xuất nuôi tôm nước lợ, người nuôi tôm được mùa, được giá và kiểm soát tốt dịch bệnh. Đồng thời, xác định được hướng phát triển rõ ràng đối với nuôi tôm nước lợ, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng đang ở vị trí “soán ngôi”.