Nguy cơ lây lan bệnh đốm nâu trên cây thanh long từ những điểm thu mua di động

Trong đó, nguyên nhân mất mùa chủ yếu là do bệnh đốm nâu.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối tháng 9/2015, toàn tỉnh có khoảng 6.800 ha thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu, đa số là nhiễm bệnh nhẹ.
Con số này ở Bắc Bình là gần 500 ha.
Các ngành chức năng và nông dân có nhiều nỗ lực trong công tác này nhằm hạn chế sự phát sinh và lây lan của bệnh đốm nâu, tập trung chủ yếu vào việc khuyến khích nông dân thay đổi biện pháp canh tác, sử dụng giống sạch bệnh, tỉa cành, thu gom để xử lý tiêu hủy mầm bệnh và các biện pháp hóa học khác mà chưa chú ý đến nguy cơ phát sinh và lây lan của bệnh đốm nâu từ việc một số tiểu thương hình thành các điểm thu mua tự phát.
Dọc theo tuyến đường từ thị trấn Chợ Lầu đi Hải Ninh, Bình An… chúng tôi thấy có gần 10 điểm thu mua thanh long di động; đa số các tiểu thương tận dụng bóng mát từ những cây xanh ven đường để làm chỗ thu mua.
Điều đáng ngại là sau khi thu mua, lượng thanh long dạt, mà đa số bị nhiễm đốm nâu hay còn gọi là bệnh đốm trắng, bệnh tắc kè, không được các tiểu thương thu dọn và xử lý đúng cách sẽ làm gia tăng diện tích thanh long bị nhiễm bệnh trong thời gian đến.
Bệnh đốm nâu chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng trừ chủ yếu là bằng việc tỉa cành, trái, thu gom để xử lý tiêu hủy mầm bệnh.
Vì vậy các ngành chức năng cần có biện pháp quản lý việc hình thành những điểm thu mua thanh long di động nhằm hạn chế thấp nhất sự phát sinh và lây lan bệnh đốm nâu.
Related news

Nghe ông Nguyễn Văn Triền, Chủ tịch hội Nông dân xã Cam Thủy (huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) kể về anh, tôi cứ lơ mơ không tin một thanh niên nông thôn, nhà nghèo, trầy trật mãi mới lấy được tấm đại học, cuối cùng lại về quê để hết nuôi nhím, kỳ đà lại đến nuôi gà. Anh là Ngô Văn Cường (SN 1982) ở thôn Đặng Lộc 1, xã Cam Thủy.

Dịch cúm gia cầm đã tạm lắng, chỉ còn 5 tỉnh có dịch chưa qua 21 ngày. Trong hai tuần qua, cả nước cũng không phát sinh ổ dịch nào.

Để tạo thuận lợi cho nông dân, xã phối hợp với HTX Cẩm Sơn (Hải Dương) hỗ trợ bà con về giống, đồng thời cử cán bộ tập huấn kỹ thuật: lên luống, bón phân, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh... nên cây ớt sinh trưởng phát triển tốt. Sau khi thu hoạch, HTX Cẩm Sơn bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con nông dân.

Qua ba năm triển khai thí điểm (từ năm 2011), mô hình cánh đồng mẫu lớn đã dần phát triển và trở thành cánh đồng lớn kể từ năm 2014, tuy nhiên, những bất ổn trong mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân để xây dựng cánh đồng lớn vẫn chưa được giải quyết.

Đậu nành là cây trồng có nhiều lợi thế phát triển ở ĐBSCL nhưng làm sao để nông dân mặn mà với việc phát triển sản xuất loại cây họ đậu này đang là một câu hỏi khó dành cho nhà quản lý và nhà khoa học.