Doanh Nghiệp Chăn Nuôi FDI Đẩy Giá Trứng Tăng Cao Từng Ngày
Theo Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, giá trứng hơn một tuần nay đang bị các doanh nghiệp chăn nuôi FDI đẩy giá tăng từng ngày.
Theo đại diện Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, các doanh nghiệp chăn nuôi FDI đã tăng giá trứng từ từ bằng cách bán nhỏ giọt gà giống đẻ để thu hẹp dần nguồn cung của các trang trại.
Thời điểm trước tết, do nhu cầu thị trường tăng nhưng lượng trứng ít, doanh nghiệp FDI nhạy bén nắm được tình hình nên tăng giá và đã bị các cơ quan quản lý chấn chỉnh.
Hiện nay, các doanh nghiệp này tận dụng việc cung sụt giảm, cầu tăng nên họ có quyền tăng giá bán. Các chuyên gia trong ngành chăn nuôi nhận định, cách làm của doanh nghiệp FDI là chiêu làm “đúng luật” mà vẫn “thổi” được giá trứng lên, đưa lợi nhuận vào tay mình. Hộ chăn nuôi chỉ còn lợi nhuận rất ít.
Hiện thị trường gà giống và gà thịt công nghiệp của Việt Nam do ba doanh nghiệp C.P, Japfa, Emivest chi phối. Chỉ tính riêng khu vực phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào), mỗi tháng, 3 doanh nghiệp này cung cấp khoảng 6,2 - 6,5 triệu con giống. Các doanh nghiệp nắm gần như 100% thị phần gà giống công nghiệp.
Trước đó, vào tháng 12/2012, các doanh nghiệp cũng đã tuyên bố tăng giá trứng và sau đó phải đồng thuận giảm giá trở lại do Ủy ban TP.HCM tuyên bố kiểm tra nguyên nhân tăng giá trứng của các doanh nghiệp này.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 22/10, Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư (KN&KN) tỉnh Đồng Tháp và Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phối hợp tổ chức tổng kết “Mô hình thí điểm ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất lúa vụ thu đông năm 2015”.
Những năm qua, dịch bệnh chổi rồng trên cây nhãn đã khiến nhiều nhà vườn trồng nhãn tại ĐBSCL lâm vào cảnh thất mùa, phải tốn nhiều chi phí phòng trị bệnh, thậm chí phải chặt bỏ nhãn để chuyển sang trồng các loại cây ăn trái khác
Ông Huỳnh Văn Sơn, ấp 2, xã An Phước (huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai) được xem là người “gạo cội” trong nghề trồng dâu. Ông Sơn nổi tiếng vì có vườn dâu cây xum xuê rợp bóng, vào vụ cho trái rất nhiều và luôn cho trái sớm.
Những năm trở lại đây, phát huy thế mạnh của địa phương, xã Dương Phong (Bạch Thông) đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư để tập trung phát triển cây cam, quýt, đưa cây trồng này trở thành chủ lực giúp nông dân nâng cao thu nhập và vươn lên làm giàu.
Đến huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) vào thời điểm này, khắp các triền đồi trải dài một màu xanh ngắt của những vườn cam, bưởi xum xuê. Tại một số khu vườn, thấp thoáng người thu hái những trái cam đầu vụ căng mọng, hứa hẹn mùa quả bội thu sau bao ngày dày công chăm sóc.