Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đánh Giá Mô Hình Nuôi Cá Lồng Tại Vùng Tái Định Cư Thủy Điện Sơn La

Đánh Giá Mô Hình Nuôi Cá Lồng Tại Vùng Tái Định Cư Thủy Điện Sơn La
Ngày đăng: 27/04/2013

Ngày 20 tháng 4 năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (TTKNQG) phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Quỳnh Nhai (Sơn La) đã tiến hành đánh giá các mô hình nuôi trồng thủy sản tại điểm tái định cư xã Mường Giàng.

Năm 2012, TTKNQG đã xây dựng mô hình khai thác cá hồ chứa (lưới rê 3 lớp) cho 25 hộ là đồng bào dân tộc vùng tái định cư thủy điện Sơn La. Mỗi hộ được đầu tư 02 tay lưới rê 3 lớp, mỗi tay lưới dài 50 m và cao 5 m. Sau 8 tháng sử dụng lưới rê để khai thác cá, thu nhập bình quân mỗi hộ là 3,65 triệu đồng/tháng, cao hơn khi sử dụng lưới rê đơn, bắt tôm bằng dọ, lưới vó ánh sáng 1,65 triệu đồng/tháng. Bà con được tuyên truyền, vận động và tập huấn nên bỏ dần nghề lưới vó ánh sáng, chuyển sang sử dụng lưới rê 3 lớp và nuôi cá lồng, kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Cũng trong năm 2012, Hợp tác xã (HTX) thủy sản Pá Uôn (Mường Giàng - Quỳnh Nhai) được Dự án SUDA (Đan Mạch) đầu tư 1.500 m3 lồng. Hiện, HTX đang nuôi cá chép lai, cỡ giống thả 150-200g/con. Sau 5 tháng nuôi cá chép đạt bình quân 0,8kg/con, tỷ lệ sống >80%, dự kiến cuối năm HTX sẽ thu trên 3000 kg. Tỉnh Sơn La hỗ trợ cho mỗi xã viên vay 15 -30 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi 0,65%/tháng. Đến nay HTX đã đóng thêm được 2.500m3 lồng để nuôi rô phi và trắm cỏ, cá đang phát triển tốt.

Đoàn kiểm tra đến thăm mô hình nuôi cá tầm tại HTX Hạnh Lợi (Mường Giàng - Quỳnh Nhai) . Với 8000 m3 lồng, HTX đã đầu tư trên 1 tỷ đồng để đóng lồng nuôi cá tầm thử nghiệm tại chân cầu Pá Uôn. Qua 2 năm nuôi thử nghiệm cho thấy khu vực này hoàn toàn có thể nuôi được cá tầm, cá tầm nuôi ở đây lớn nhanh hơn nuôi ở khu vực Thác Bạc, Lào Cai và nhiều khu vưc khác. Sau 7 tháng nuôi, cá tầm đạt trung bình 1,5 kg/con (cỡ giống thả 15-20cm/con). Nguồn nước ở hồ không bị ô nhiễm và đục (nước trong quanh năm, kể cả mùa lũ), do vậy có thể nuôi cá lồng rất thuận lợi. Năm nay HTX nuôi thêm các đối tượng khác như chép lai, rô phi, cá nheo, dự kiến cuối năm nay sẽ thu hoạch trên 80 tấn cá các loại doanh thu khoảng 5 tỷ đồng.

Qua khảo sát đánh giá, đoàn đề xuất các HTX và hộ nuôi cá nên lắp bổ sung ngay lưới mắt nhỏ trên và dưới mặt nước (khoảng 40cm) để thức ăn không bị trôi ra ngoài, tránh lãng phí và làm tăng giá thành sản xuất. Các hộ chủ động sản xuất con giống tại chỗ, có thể dùng lưới mắt nhỏ ương ngay trên hồ, nếu vận chuyển xa như hiện nay chất lượng con giống không đảm bảo có thể gây thua thiệt cho người nuôi. Các hộ cũng nên chế biến thức ăn cho các loại cá (trắm, chép, rô phi) để giảm giá thành và tận dụng sản phẩm nông nghiệp tại địa phương theo công thức: cá tạp 15-20% (sử dụng cá mương khai thác tại hồ), ngô và sắn, cám gạo 80% đem nấu chín, cho xuống sàng ăn. Xây dựng và quảng bá thương hiệu để sản phẩm sản xuất ra có thị trường tiêu thụ vì khu vực hồ thủy điện Sơn La rất lợi thế, có thể sản xuất với số lượng lớn.

Tỉnh Sơn La cần khẩn trương quy hoạch vùng nuôi, địa điểm nuôi để đảm bảo an toàn môi trường và an toàn dịnh bệnh, sản phẩm sản xuất ra đảm bảo an toàn thực phẩm. Phát triển nuôi trồng thủy sản nhưng không cản trở giao thông. Tỉnh có thể tiến hành giao mặt nước theo địa giới hành chính quản lý theo cộng đồng, có như vậy mới tránh được hiện tượng nuôi tự phát, đảm bảo phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Hỗ trợ dân vay vốn ưu đãi để họ có vốn sản xuất, đánh thức tiềm năng khu vực lòng hồ và tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo.


Có thể bạn quan tâm

Chăn Nuôi Thủy Sản Đang Từng Bước Phát Triển Chăn Nuôi Thủy Sản Đang Từng Bước Phát Triển

Phát huy lợi thế mặt nước, thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi nhằm khai thác nguồn lực phục vụ phát triển, thời gian qua, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang được nhiều hộ dân quan tâm, mở rộng quy mô, diện tích chăn nuôi, góp phần đáng kể trong nâng cao thu nhập cho người dân.

12/01/2015
Cá Lau Kiếng Không Chỉ Làm Cảnh Mà Còn Là Món Ngon Cá Lau Kiếng Không Chỉ Làm Cảnh Mà Còn Là Món Ngon

Cá lau kiếng còn gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà, loại cá nước ngọt, có xuất xứ từ Nam Mỹ được người chơi cá cảnh trong nước nhập về để nuôi làm cảnh, nhưng sau đó phát tán ra môi trường tự nhiên khiến chúng sinh sôi và xuất hiện tại hầu khắp các sông, rạch, ao, hồ tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL trong những năm gần đây.

12/01/2015
Tăng Cường Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Tăng Cường Phòng, Chống Dịch Bệnh Thủy Sản

Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, các chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về nguy cơ, tác hại của bệnh dịch trong nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển nghề nuôi trồng thủy sản an toàn và bền vững, nhiều địa phương đã lên kế hoạch và chuẩn bị kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi năm 2015.

12/01/2015
Xuất Khẩu Thủy Sản 2015 Không Quá Lạc Quan Xuất Khẩu Thủy Sản 2015 Không Quá Lạc Quan

“Với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 7,92 tỷ USD, vượt kế hoạch hơn 1 tỷ USD, đây là một năm rất thành công, nhưng cũng là năm đầy vất vả của cả nông dân và doanh nghiệp (DN)”, đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tại buổi gặp gỡ báo chí TPHCM ngày cuối năm 2014.

12/01/2015
Bạc Liêu Nghiên Cứu Thành Công Mô Hình Sản Xuất Nghêu Giống Và Nuôi Cá Sặc Rằn Bạc Liêu Nghiên Cứu Thành Công Mô Hình Sản Xuất Nghêu Giống Và Nuôi Cá Sặc Rằn

Sở KH-CN vừa nghiệm thu 2 dự án khoa học gồm: Dự án xây dựng mô hình sản xuất nhân tạo nghêu giống ở tỉnh Bạc Liêu và Dự án sản xuất giống và nuôi cá sặc rằn trong ao đất và trong ruộng lúa kết hợp. Thành công mang lại từ các dự án trên mở ra cho nông dân cơ hội sản xuất nghêu giống và cá sặc rằn.

12/01/2015