Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Nông Dân Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Nấm

Người Nông Dân Làm Giàu Từ Mô Hình Trồng Nấm
Ngày đăng: 11/06/2013

Các lớp tập huấn Khuyến nông thực sự đã mang lại hiệu quả thiết thực mở ra nhiều hướng làm giàu mới cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Mô hình trồng nấm của chị Nguyễn Thị Tâm ở tổ 19, phường Đống Đa, thành phố Pleiku là một mô hình như thế. Năm 2007, chị được tham gia lớp tập huấn Khuyến nông về kỹ thuật trồng nấm. Nhận thấy trồng nấm là một nghề còn mới trên địa bàn, nguồn nấm bán chủ yếu lấy từ các tỉnh khác nên giá còn cao, trong khi đó nhu cầu dùng nấm là thực phẩm đang là xu hướng hiện nay. Từ niềm đam mê với cây nấm cộng với mong muốn thoát nghèo nên chị đã đi học hỏi kinh nghiệm các mô hình ở Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh… Chị đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia kỹ thuật thuộc Viện Giống cây trồng Miền Nam.

Chị tâm sự: trồng nấm ở Gia Lai có nhiều lợi thế, thứ nhất là điều kiện thời tiết ở đây khá ổn định quanh năm, nhiệt độ không quá lớn nên thích hợp cho nấm sinh trưởng và phát triển. Hơn nữa, nguồn nguyên liệu để trồng nấm phong phú, rẻ tiền, chị sử dụng nguyên liệu là mùn cưa cao su. Trồng nấm không quá khó, điều quan trọng là phải cẩn thận trong từng khâu kỹ thuật để đảm bảo nấm nở đều, đẹp. Qua ba năm kinh nghiệm, giờ chị đã nắm vững kỹ thuật trồng các loại nấm rơm, nấm mèo, nấm sò, linh chi,… hàng tháng lợi nhuận từ trồng nấm của gia đình chị khoảng từ 7- 10 triệu. Lợi nhuận từ trồng nấm một phần chị dành vào đầu tư xây dựng củng cố và mở rộng hệ thống nhà trồng nấm.

Chị Tâm đã trở thành gương điển hình làm ăn của phụ nữ thành phố, mô hình được nhiều bà con đến học tập kinh nghiệm. Chị luôn nhiệt tình chỉ bảo kỹ thuật cho mọi người với mong muốn mô hình được nhân rộng và trồng nấm sẽ giúp nhiều người làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Đồng Bằng Sông Cửu Long Cần Giảm Diện Tích Lúa Vụ 3 Để Tăng Khả Năng Trữ Nước Lũ Đồng Bằng Sông Cửu Long Cần Giảm Diện Tích Lúa Vụ 3 Để Tăng Khả Năng Trữ Nước Lũ

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã nêu lên những bất cập của hệ thống đê bao kiên cố vùng đầu nguồn lũ đã tác động mạnh đến các vùng hạ nguồn. Cụ thể là tình trạng ngập úng cục bộ liên tục xảy ra với mức độ gia tăng theo từng năm ở các đô thị hạ nguồn ĐBSCL. Việc hệ thống đê bao kiên cố đã khai thác sản xuất lúa một cách triệt để, có nơi 2 năm/7 vụ, dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.

31/05/2014
Dừa Ninh Đa Sắp Có Thương Hiệu Dừa Ninh Đa Sắp Có Thương Hiệu

Hy vọng, việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho quả dừa Ninh Đa được triển khai thuận lợi để quả dừa không bị tư thương ép giá, sản phẩm tiêu thụ nhanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

31/05/2014
Phú Thuận (An Giang) Thả Nuôi Gần 160 Héc-Ta Tôm Càng Xanh Phú Thuận (An Giang) Thả Nuôi Gần 160 Héc-Ta Tôm Càng Xanh

UBND xã Phú Thuận (An Giang) cho biết, nông dân trên địa bàn đã thả nuôi 19 triệu con giống, trên diện tích gần 160 héc-ta, trong đó khoảng 10 héc-ta tôm toàn đực.

31/05/2014
Toàn Tỉnh Đã Thu Hoạch 30.000 Ha Lúa Hè Thu Sớm Toàn Tỉnh Đã Thu Hoạch 30.000 Ha Lúa Hè Thu Sớm

Các địa phương thu hoạch lúa hè thu sớm tập trung nhiều ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh và Tân Hồng. Dự kiến vào cuối tháng 7, toàn tỉnh Đồng Tháp sẽ thu hoạch dứt điểm hơn 194.000ha lúa hè thu.

31/05/2014
Thả 2000 Con Giống Điệp Quạt Tại Vùng Biển Ven Bờ Xã Phước Thể (Bình Thuận) Thả 2000 Con Giống Điệp Quạt Tại Vùng Biển Ven Bờ Xã Phước Thể (Bình Thuận)

Vào lúc 7h, 29/5/ 2014, tại vùng biển ven bờ xã Phước Thể, huyện Tuy Phong (Bình Thuận). Ban quản lý dự án Điệp cùng đại diện các cơ quan chức năng và 50 ngư dân đã thả 2000 con giống Điệp xuống biển để tái tạo nguồn lợi. Giống điệp quạt này được lấy từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản Nha Trang.

02/06/2014