10kg chanh chưa đổi được 1 ly cà phê, nông dân vẫn ế hàng
Tuy nhiên hiện nay thì 10kg chanh chưa đổi được một ly café đá đã khiến không ít nhà vườn trăn trở khi canh tác loại cây trồng này.
Ông Hồ Minh Thu ngụ xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò ngậm ngùi: “Hiện nay trong vườn nhà tôi còn hơn 15 tấn chanh đã tới ngày thu hoạch nhưng bán không ai mua. Khoảng 1 tuần trước lái còn mua với giá 1 ngàn đồng/kg đối với chanh loại 1, còn chanh loại 2, loại 3 gần như cho không. Bây giờ thì chanh loại 1 hay loại 2 gì cũng vậy, thương lái trả lời là không mua vì đang “dội chợ”, thế là cả chục tấn chanh không biết bán đâu cho hết”.
Một số thương lái thông tin, chanh rớt giá thảm do đây là thời điểm thu hoạch chính vụ, nên sản lượng chanh ở các nơi rất lớn. Trong khi đó, chanh của Đồng Tháp nói riêng và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu được tiêu thụ ở khu vực miền Trung, Hà Nội, nhưng thời gian gần đây thời tiết mưa bão liên tục ảnh hưởng rất lớn đến sức tiêu thụ từ các thị trường này. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến chanh tiêu thụ chậm.
Ông Võ Văn Hòa - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) chanh Tân Hòa, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, cho biết: “Mặc dù chanh ở HTX được sản xuất theo chuẩn VietGAP nhưng do chưa liên kết được với các đơn vị thu mua nên tình hình tiêu thụ chanh của bà con xã viên cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện chanh loại 1 bán tại HTX giá từ 1.500 - 2.000 ngàn đồng/kg, chanh loại 2 và loại 3 từ 200 - 500 đồng/kg nhưng tiêu thụ cũng rất khó khăn vì lái không mua hàng nhiều. So với cùng kỳ năm trước thì giá chanh năm nay thấp hơn từ 20 - 30%. Với mức giá như hiện nay thì người trồng chanh điêu đứng, bởi chi phí đầu tư cao hơn rất nhiều so với giá chanh bán ra”.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2014, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tây Hòa triển khai mô hình nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm tại Hợp tác xã (HTX) Hòa Bình 1, HTX Hòa Bình 2, HTX Hòa Phong và HTX Hòa Phú với quy mô 11.500 m2 và 115.000 con cá giống, 6 hộ tham gia.
Thông tin này được đưa ra trong Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu (Global Competitiveness Report) năm 2014 được WEF công bố hôm nay (3/9). Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng thứ 6, sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines.
Lũ đem đến cho người dân ĐBSCL lượng lớn phù sa cùng nguồn cá, tôm phong phú. Tuy nhiên, cũng chính hành động đánh bắt thủy sản vô tội vạ của con người mà sản vật mùa nước nổi ngày một ít đi…
Qua đó, nhằm khẳng định giá trị của cây trôm, sản phẩm mủ từ cây trôm trong đời sống và phát triển kinh tế- xã hội của địa phương; định hướng xây dựng và phát triển thương hiệu cho mủ cây trôm Tuy Phong.
Hai doanh nghiệp nuôi tôm ở Bạc Liêu được giới thiệu tiếp cận vốn ưu đãi ứng dụng công nghệ cao, đó là Công ty TNHH TM-DV Trúc Anh (xã Vĩnh Trạch, TP. Bạc Liêu) và Công ty Hải Nguyên (nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh tại xã Vĩnh Trạch Đông, TP. Bạc Liêu).