Cạnh tranh yếu, nông sản sẽ thua ngay trên sân nhà

Tuy nhiên, thực tế hiện nay, trước thềm hội nhập nhưng việc sản xuất, tiêu thụ và định vị thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế, nông sản Việt Nam vẫn còn quá bấp bênh.
Tại tọa đàm “Quản trị đa văn hóa: Doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý gì sau FTA EU-Việt Nam” vừa tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ông Andreas Stoffers, giáo sư quản trị kinh doanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu ASEAN tại Đại học Ngôn ngữ ứng dụng tại Munich (Đức) cho rằng: “Trong các lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp Đức có thể đầu tư tại Việt Nam, có lĩnh vực nông nghiệp (xuất khẩu sang Đức). Để tận dụng Hiệp định này, doanh nghiệp Việt Nam cần có những bước chuẩn bị và kết nối với doanh nghiệp châu Âu, trong đó có doanh nghiệp Đức”.
Nhiều chuyên gia cho rằng, từ trước giờ, nông sản Việt Nam chủ yếu xuất khẩu thô. Khi tham gia vào “sân chơi” chung, đòi hỏi sản phẩm xuất khẩu phải có chất lượng sản phẩm cao, chế biến sâu với giá cạnh tranh. Tất cả những yếu tố trên đặt ra yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ ngành nông nghiệp, từ quy hoạch, tổ chức sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Đây là điều khó khăn cho nông sản Việt vì trong nhiều năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam luôn cứ luẩn quẩn với điệp khúc "được mùa rớt giá" hoặc “cây nào bị rớt giá thì chặt bỏ, cây nào được giá thì trồng lại”, nhưng vẫn chưa tìm ra được lối thoát.
Trước thực tế đó, với "Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững" theo Quyết định 899/QĐ-TTg ngày 10-6-2013 của Thủ tướng Chính phủ, kỳ vọng sẽ mang đến nhiều đổi thay cho ngành nông nghiệp. Thế nhưng, cho đến nay, chỉ có 47/63 tỉnh, thành phố đã thực hiện, còn 16 tỉnh, thành còn lại vẫn mới ở giai đoạn... khởi động.
Ngày 19/8, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có ý kiến kết luận về việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững. Theo đó, Phó Thủ tướng cho biết, cần chú trọng thực hiện tổ chức sản xuất theo chuỗi, quy mô lớn, quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Phó Thủ tướng cũng cho rằng, nhu cầu về nông sản, thực phẩm trên thế giới là rất lớn, xem đây là cơ hội để khai thác thị trường, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển nông nghiệp bền vững.
Trước những thách thức lớn, nếu ngành nông nghiệp không nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh thì sẽ thất bại ngay tại “sân nhà”. Thời gian tới, ngành nông nghiệp cần thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt cụ thể, phải tập trung vào thị trường có thế mạnh, có nhà đầu tư, thu hút, liên kết với doanh nghiệp cùng tham gia thực hiện. Đối với những trường hợp cố tình đưa sản phẩm không an toàn ra thị trường, cần phải xử lý nghiêm.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2015, hầu hết các vùng nuôi tôm lớn trong tỉnh đều được mùa lớn, nhất là đối với tôm thẻ chân trắng (TTCT), năng suất bình quân 6-7 tấn/ha/vụ. Tuy nhiên, do giá tôm ở mức thấp nên thu nhập của người nuôi tôm bị giảm sút.

Huyện Phù Cát vừa tổ chức hội nghị sơ kết sản xuất vụ Mùa năm 2015, triển khai những chủ trương, biện pháp kỹ thuật sản xuất vụ Ðông Xuân (ÐX) 2015 - 2016 trên địa bàn huyện.

Bà Atsuko Fukagawa, Phó Giám đốc điều hành Văn phòng đại diện Tổ chức xúc tiến ngoại thương Nhật Bản (JETRO) Thành phố Hồ Chí Minh, nhấn mạnh hiện nay, nhận thức của nhiều doanh nghiệp về các FTA, EPA cho thấy chưa biết cách vận dụng và tỷ lệ sử dụng chưa tăng như kỳ vọng.

Thời gian qua, Hoài Nhơn đã triển khai nhiều biện pháp nhằm đưa kinh tế biển trở thành ngành Kinh tế “mũi nhọn” của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, cũng có nhiều khó khăn làm hạn chế sự phát triển.

Vụ sản xuất Hè Thu, các địa phương trong tỉnh tiếp tục hưởng ứng mạnh mẽ chủ trương xây dựng các cánh đồng mẫu lớn sản xuất lúa và các loại cây trồng cạn, có sự tham gia của 4 nhà, tạo vùng sản xuất tập trung, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.