Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Đưa Thanh Long Ruột Đỏ Về Chợ Đồn

Người Đưa Thanh Long Ruột Đỏ Về Chợ Đồn
Ngày đăng: 29/07/2014

Những tưởng cây thanh long ruột đỏ chỉ phù hợp với khí hậu ở miền Nam nhưng mấy năm trở lại đây loại cây này lại “bén duyên” với mảnh đất Chợ Đồn và bước đầu đã mang lại những hiệu quả kinh tế đáng ghi nhận.

Xuất phát từ sở thích ăn quả thanh long và sự đầu tư không thành công trong việc nuôi nhím đã là động lực để ông Nguyễn Văn Thuận, tổ 15 Đồng Thành, thị trấn Bằng Lũng quyết định trồng thử nghiệm cây thanh long ruột đỏ trên mảnh vườn hơn 2.500m2 của gia đình và ông cũng là người đi tiên phong trong việc đưa cây thanh long về trồng tại Chợ Đồn.

Sau khi đi tham quan mô hình trồng thanh long ruột đỏ ở nhiều nơi, học hỏi và rút kinh nghiệm,  ông bán toàn bộ số nhím để đầu tư mua giống thanh long ruột đỏ Đài Loan về trồng, ban đầu chỉ 20 trụ, nhưng sau một năm cây bắt đầu bói những quả đầu tiên; đây là tín hiệu vui đối với ông, đã khẳng định rằng cây thanh long ruột đỏ này phù hợp với chất đất, khí hậu của địa phương.

Đến năm thứ hai, thứ 3 mỗi trụ cho quả từ 5kg/trụ; với giá bán tại vườn là 40 nghìn/kg. Nhờ đó, ông Thuận nhân rộng được hơn 400 trụ với nhiều chủng loại. Hiện, vườn thanh long ruột đỏ của gia đình ông cho thu hoạch mỗi vụ ổn định từ 15-20 kg/trụ.

Do có sự đầu tư, tỉ mỉ trong chăm sóc nên thanh long của gia đình ông luôn đảm bảo về chất lượng và được thị trường tin dùng; năm 2013 thời tiết thuận lợi nên vườn thanh long của gia đình ông bói những quả nặng hơn 1kg, lợi nhuận từ loại quả này thu về không phải nhỏ và trong năm 2014 này ông Thuận ước sản lượng thu về từ vườn thanh long ruột đỏ lên đến tấn hoạch trên tấn.

Để ra được những quả thanh long to, ngọt và mẫu mã đẹp ông Thuận chia sẻ kinh nghiệm: Cây thanh long ruột đỏ sau khi trồng một năm bắt đầu cho quả bởi vậy trước khi trồng phải dựng trụ bê tông để cây bám vào đó leo và phát triển; mỗi trụ cách nhau rộng, dài 3m; năng suất quả ổn định ở năm thứ 5 trở đi và có vòng đời 15 năm. 

Một năm, cây ra 4 lứa quả, thời gian cho quả kéo dài từ 6 - 7 tháng (bắt đầu từ tháng 7-tháng 12), từ khi hoa thụ phấn, đậu quả đến khi thu hoạch từ 22 - 25 ngày.

Cây thanh long là cây chịu hạn rất tốt, nhưng để tạo kiện thuận lợi cho thời kỳ ra hoa, đậu quả thì cần phải cung cấp nước cho cây đầy đủ; cần thiết phải để gốc thanh long luôn sạch cỏ, một năm bón phân chia làm 3 lần (sau khi kết thúc thu hoạch của năm trước; thời kỳ trước khi ra hoa, đậu quả; trong thời kỳ ra hoa, đậu quả) với lượng phân vừa đủ phụ vào điều kiện đất đai và sự sinh trưởng phát triển của cây thanh long. Để tận dụng quỹ đất trong thời gian cây thanh long chưa ra nhiều nhánh có thể trồng xen các loại rau, đỗ, khoai môn trong năm năm đầu.

Hiện, trên địa bàn huyện Chợ Đồn, nhiều hộ dân cũng đã áp dụng trồng mô hình thanh long ruột trắng và ruột đỏ; không mất quá nhiều công chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế cao; giá thị trường trung bình từ 20-40 nghìn/1kg tùy theo chất lượng quả to, bé khác nhau. Theo ông Thuận cho biết: đã có nhiều thương lái trong tỉnh và ngoài tỉnh đến đặt mua nhưng số lượng lớn nên vườn nhà ông không cung ứng được.

Ông khẳng định cây thanh long ruột đỏ nếu có sự chăm sóc thì đây không phải loại cây kén đất và có thể làm giàu. Tuy nhiên, để trồng trên diện rộng, cũng cần các ngành liên quan vào cuộc nghiên cứu để xác định vùng đất trồng phù hợp, trang bị thêm kiến thức cho người dân về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để nâng cao chất lượng cũng như sản lượng quả.

Với quyết tâm “dám nghĩ, dám làm”  trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho gia đình ông Thuận và mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện. Là người thành công với mô hình trồng thanh long ruột đỏ nhưng khi có đoàn ở các địa phương khác hoạch người dân trên địa bàn đến tham quan, học tập ông Thuận luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cách trồng và chăm sóc...

Tuy đã sử dụng hết diện tích đất vườn của gia đình để trồng thanh long ruột đỏ nhưng ông Thuận vẫn đang “ấp ủ” được mở rộng diện tích mà chưa có quỹ đất. Tuy tuổi không còn trẻ nhưng ông Thuận vẫn hăng say làm kinh tế , ông là tấm gương cho nhiều thế hệ trẻ học tập.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Ở Minh Dân (Tuyên Quang) Nuôi Cá Rô Phi Thương Phẩm Ở Minh Dân (Tuyên Quang)

Nuôi trồng thủy sản vốn đã có từ lâu ở mỗi ao, hồ nuôi của người nông dân xã Minh Dân (Hàm Yên - Tuyên Quang). Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản theo hướng hàng hóa, đảm bảo an toàn là một vấn đề mới mà Minh Dân vừa triển khai thực hiện thành công, mở ra một hướng đi mới cho nghề nuôi thủy sản ở xã này…

20/12/2012
Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp Đưa Khoa Học Kỹ Thuật Vào Phát Triển Sản Xuất Nông Nghiệp

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 - 2015 đã xác định, trong 5 năm tới, ngành Nông nghiệp vẫn được xem là ngành kinh tế mũi nhọn được quan tâm khuyến khích đầu tư.

15/06/2013
Vào Vụ Thu Hoạch Quýt Vào Vụ Thu Hoạch Quýt

Trong những ngày này, tại xã Quang Thuận (Bạch Thông - Bắc Kạn) nhiều tư thương đã cho cả xe tải từ các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Lạng Sơn và thành phố Hà Nội đến các hộ dân để thu mua quýt. Không khí mua bán chưa nhộn nhịp do mới bắt đầu vào vụ thu hoạch, nhưng các hộ dân khá vui vì giá thu mua tương đối cao.

12/10/2013
Nông Dân Tăng Thu Nhập Từ Cam Canh, Bưởi Diễn Ở Trần Phú (Hà Nội) Nông Dân Tăng Thu Nhập Từ Cam Canh, Bưởi Diễn Ở Trần Phú (Hà Nội)

5 năm trở lại đây, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả canh tác, xã Trần Phú, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đã xây dựng được một số vùng chuyên canh cây ăn quả, lúa hàng hóa, chăn nuôi... Nhờ đó, thu nhập của người nông dân được nâng lên từng ngày.

21/12/2012
Thực Hiện Biện Pháp Cấp Bách Phòng Chống Bệnh Đậu Cho Đàn Dê Thực Hiện Biện Pháp Cấp Bách Phòng Chống Bệnh Đậu Cho Đàn Dê

Trong hai tháng qua, các hộ gia đình chăn nuôi dê tại thôn An Hòa, xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải mất ăn, mất ngủ bởi đàn dê của họ bỗng nhiên xuất hiện một "bệnh lạ", bệnh từ từ lây truyền từ con này sang con khác. Tính đến thời điểm này đã có 196 con dê của 12 hộ gia đình trong thôn đã bị mắc bệnh này, trong đó có 12 con đã bị chết.

12/10/2013