Thừa Thiên Huế Tăng Cường Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản Vùng Đầm Phá
Từ khi có các khu bảo vệ thủy sản, tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt đã hạn chế đáng kể.
Để bảo vệ nguồn lợi thủy sản ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, những năm qua, UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế đã liên tục thành lập các Khu bảo vệ thủy sản để tạo bãi giống, bãi đẻ cho các loài tôm, cá ở khu vực này.
Đến nay, đã có 15 Khu bảo vệ thủy sản ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, với tổng diện tích mặt nước được bảo vệ trên 430 ha. Theo đó, trong các khu bảo vệ thủy sản, nghiêm cấm hoàn toàn các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản và xây dựng các công trình sản xuất kinh tế… làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên và môi trường thuỷ sinh của vùng đầm phá.
Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên-Huế cho hay, từ khi có các khu bảo vệ thủy sản, tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt đã hạn chế đáng kể.
“Đến nay nguồn lợi thủy sản có dấu hiệu phục hồi, duy trì. Ví dụ như có những loài cá trước đây đã gần như biến mất, như cá nâu vừa qua đã xuất hiện. Rau câu có thời gian gần như không xuất hiện vừa qua xuất hiện lại rất nhiều… chứng tỏ nguồn lợi có dấu hiệu hồi phục”, ông Bình cho biết.
Có thể bạn quan tâm
Vài tháng trở lại đây ở các vùng quê Nghệ An rộ lên cơn sốt đi bắt cua đồng.
Nhu cầu cao, thương lái lập tức tuồn máy gặt tay tự chế trôi nổi, kém chất lượng về cung ứng...
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, việc xóa mù công nghệ cho người dân, cộng với tăng cường năng lực cho các cơ quan BVTV, cơ quan khuyến nông và tăng cường hiệu quả tuyên truyền, là rất quan trọng.
Những ngày qua trái cây ở các tỉnh ĐBSCL cùng lúc thu hoạch nhiều nên giá bán giảm mạnh.
Giá mít Thái đang rớt mạnh từ 10.000 – 15.000đ/kg giảm xuống chỉ còn 3.000 – 5.000đ/kg.