Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Đưa Thanh Long Ruột Đỏ Về Chợ Đồn

Người Đưa Thanh Long Ruột Đỏ Về Chợ Đồn
Publish date: Tuesday. July 29th, 2014

Những tưởng cây thanh long ruột đỏ chỉ phù hợp với khí hậu ở miền Nam nhưng mấy năm trở lại đây loại cây này lại “bén duyên” với mảnh đất Chợ Đồn và bước đầu đã mang lại những hiệu quả kinh tế đáng ghi nhận.

Xuất phát từ sở thích ăn quả thanh long và sự đầu tư không thành công trong việc nuôi nhím đã là động lực để ông Nguyễn Văn Thuận, tổ 15 Đồng Thành, thị trấn Bằng Lũng quyết định trồng thử nghiệm cây thanh long ruột đỏ trên mảnh vườn hơn 2.500m2 của gia đình và ông cũng là người đi tiên phong trong việc đưa cây thanh long về trồng tại Chợ Đồn.

Sau khi đi tham quan mô hình trồng thanh long ruột đỏ ở nhiều nơi, học hỏi và rút kinh nghiệm,  ông bán toàn bộ số nhím để đầu tư mua giống thanh long ruột đỏ Đài Loan về trồng, ban đầu chỉ 20 trụ, nhưng sau một năm cây bắt đầu bói những quả đầu tiên; đây là tín hiệu vui đối với ông, đã khẳng định rằng cây thanh long ruột đỏ này phù hợp với chất đất, khí hậu của địa phương.

Đến năm thứ hai, thứ 3 mỗi trụ cho quả từ 5kg/trụ; với giá bán tại vườn là 40 nghìn/kg. Nhờ đó, ông Thuận nhân rộng được hơn 400 trụ với nhiều chủng loại. Hiện, vườn thanh long ruột đỏ của gia đình ông cho thu hoạch mỗi vụ ổn định từ 15-20 kg/trụ.

Do có sự đầu tư, tỉ mỉ trong chăm sóc nên thanh long của gia đình ông luôn đảm bảo về chất lượng và được thị trường tin dùng; năm 2013 thời tiết thuận lợi nên vườn thanh long của gia đình ông bói những quả nặng hơn 1kg, lợi nhuận từ loại quả này thu về không phải nhỏ và trong năm 2014 này ông Thuận ước sản lượng thu về từ vườn thanh long ruột đỏ lên đến tấn hoạch trên tấn.

Để ra được những quả thanh long to, ngọt và mẫu mã đẹp ông Thuận chia sẻ kinh nghiệm: Cây thanh long ruột đỏ sau khi trồng một năm bắt đầu cho quả bởi vậy trước khi trồng phải dựng trụ bê tông để cây bám vào đó leo và phát triển; mỗi trụ cách nhau rộng, dài 3m; năng suất quả ổn định ở năm thứ 5 trở đi và có vòng đời 15 năm. 

Một năm, cây ra 4 lứa quả, thời gian cho quả kéo dài từ 6 - 7 tháng (bắt đầu từ tháng 7-tháng 12), từ khi hoa thụ phấn, đậu quả đến khi thu hoạch từ 22 - 25 ngày.

Cây thanh long là cây chịu hạn rất tốt, nhưng để tạo kiện thuận lợi cho thời kỳ ra hoa, đậu quả thì cần phải cung cấp nước cho cây đầy đủ; cần thiết phải để gốc thanh long luôn sạch cỏ, một năm bón phân chia làm 3 lần (sau khi kết thúc thu hoạch của năm trước; thời kỳ trước khi ra hoa, đậu quả; trong thời kỳ ra hoa, đậu quả) với lượng phân vừa đủ phụ vào điều kiện đất đai và sự sinh trưởng phát triển của cây thanh long. Để tận dụng quỹ đất trong thời gian cây thanh long chưa ra nhiều nhánh có thể trồng xen các loại rau, đỗ, khoai môn trong năm năm đầu.

Hiện, trên địa bàn huyện Chợ Đồn, nhiều hộ dân cũng đã áp dụng trồng mô hình thanh long ruột trắng và ruột đỏ; không mất quá nhiều công chăm sóc nhưng hiệu quả kinh tế cao; giá thị trường trung bình từ 20-40 nghìn/1kg tùy theo chất lượng quả to, bé khác nhau. Theo ông Thuận cho biết: đã có nhiều thương lái trong tỉnh và ngoài tỉnh đến đặt mua nhưng số lượng lớn nên vườn nhà ông không cung ứng được.

Ông khẳng định cây thanh long ruột đỏ nếu có sự chăm sóc thì đây không phải loại cây kén đất và có thể làm giàu. Tuy nhiên, để trồng trên diện rộng, cũng cần các ngành liên quan vào cuộc nghiên cứu để xác định vùng đất trồng phù hợp, trang bị thêm kiến thức cho người dân về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh để nâng cao chất lượng cũng như sản lượng quả.

Với quyết tâm “dám nghĩ, dám làm”  trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho gia đình ông Thuận và mở ra một hướng phát triển kinh tế mới cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện. Là người thành công với mô hình trồng thanh long ruột đỏ nhưng khi có đoàn ở các địa phương khác hoạch người dân trên địa bàn đến tham quan, học tập ông Thuận luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cách trồng và chăm sóc...

Tuy đã sử dụng hết diện tích đất vườn của gia đình để trồng thanh long ruột đỏ nhưng ông Thuận vẫn đang “ấp ủ” được mở rộng diện tích mà chưa có quỹ đất. Tuy tuổi không còn trẻ nhưng ông Thuận vẫn hăng say làm kinh tế , ông là tấm gương cho nhiều thế hệ trẻ học tập.


Related news

Nhà Vườn Núi Cấm Đón Tết Nhà Vườn Núi Cấm Đón Tết

Đối với loại cây có múi như quýt, cư dân núi Cấm (xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) mang giống từ miệt Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp… về trồng rất thích hợp. Độc đáo hơn, trái cho thu hoạch vào dịp Tết, trở thành loại đặc sản quý hiếm ở An Giang.

Thursday. January 29th, 2015
Xuất Khẩu Trái Cây Những Khó Khăn Và Hướng Tháo Gỡ Xuất Khẩu Trái Cây Những Khó Khăn Và Hướng Tháo Gỡ

Đã từ lâu rồi, vùng đất Tiền Giang được mệnh danh là “Vương quốc trái cây” của cả nước. Phù sa màu mỡ, thổ nhưỡng thích hợp đã phú cho miền đất này những vườn cây ăn trái sum sê. Tuy vậy, việc khai thác tiềm năng, lợi thế, nhất là việc xuất khẩu còn gặp nhiều khó khăn khiến cho một số loại trái cây đặc sản của tỉnh khó “xuất ngoại”.

Thursday. January 29th, 2015
Lâm Đồng Thành Công Bước Đầu Mô Hình Thử Nghiệm Nuôi Cá Chạch Bùn Thương Phẩm Lâm Đồng Thành Công Bước Đầu Mô Hình Thử Nghiệm Nuôi Cá Chạch Bùn Thương Phẩm

Năm 2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng đã triển khai mô hình thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm tại huyện Đạ Huoai nhằm đánh giá tính thích nghi, hiệu quả kinh tế để khuyến cáo nông dân nuôi trồng, phát triển kinh tế.

Friday. January 30th, 2015
Bơm Bột Vào Tôm Để Tăng Trọng Lượng Bơm Bột Vào Tôm Để Tăng Trọng Lượng

Đội QLTT số 15 phối hợp cùng Đội 6, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm, Công an TP.Hà Nội, Công an quận Hoàng Mai vừa kiểm tra cơ sở kinh doanh thủy sản ở phường Tương Mai quận Hoàng Mai, do Nguyễn Văn Cửu (trú tại xã Nga Liêm, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa) làm chủ. Tại đây, có 4 nhân viên đang bơm bột Agar vào thân tôm sú đông lạnh, nhằm tăng trọng lượng, làm tươi, cứng và đẹp tôm.

Friday. January 30th, 2015
Thuỷ Sản Cà Mau Không Ngừng Đột Phá Thuỷ Sản Cà Mau Không Ngừng Đột Phá

Với sự chỉ đạo kỳ quyết và bằng các giải pháp phù hợp của chính quyền, các ngành chức năng, sự quyết tâm của doanh nghiệp, nông dân, ngư dân… đã làm nên con số ấn tượng về kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản toàn tỉnh Cà Mau trong năm 2014. Điều đó tiếp tục khẳng định ngành kinh tế thuỷ sản ở Cà Mau còn nhiều tiềm năng để phát triển mạnh hơn. Gần 1,3 tỷ USD là giá trị kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước đến nay của ngành nuôi trồng, khai thác và chế biến, xuất khẩu thuỷ sản ở Cà Mau.

Friday. January 30th, 2015