Giữ Vững Và Phát Huy Thương Hiệu Tôm Giống Bình Thuận
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thanh Cảnh vừa có buổi làm việc với Hiệp hội Tôm giống nhằm đánh giá kết quả hoạt động trong thời gian qua và phương hướng hoạt động trong thời gian tới.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng 152 cơ sở sản xuất tôm giống, trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Tuy Phong. Năm 2013, sản lượng tôm giống toàn tỉnh đạt 18 tỷ con; năm 2014, phấn đấu sản xuất 20 tỷ con tôm giống để cung cấp cho thị trường cả nước.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Huỳnh Thanh Cảnh nhấn mạnh: Thời gian qua, các cơ sở sản xuất tôm giống trên địa bàn tỉnh đã có nhiều cố gắng, đẩy mạnh sản xuất, đổi mới công nghệ, phát huy được lợi thế so sánh của tôm giống Bình Thuận và đem lại hiệu quả ngày càng cao hơn cho người sản xuất tôm giống và người nuôi tôm;
Hiệp hội Tôm giống tỉnh không ngừng được mở rộng về tổ chức, kết nạp thêm thành viên mới và tiếp tục phát huy vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong thời gian tới, Hiệp hội cần tiếp tục giữ vững và phát huy uy tín thương hiệu tôm giống Bình Thuận.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, hiện nay chưa có báo cáo một cách đầy đủ, chuyên sâu về tác động môi trường của các nhà máy nhiệt điện tại trung tâm Điện lực Vĩnh Tân đối với khu vực sản xuất tôm giống, nhưng khi các nhà máy này đi vào hoạt động đồng loạt thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến môi trường sản xuất tôm giống khu vực lân cận nên cần phải tính toán lại hướng phát triển cho phù hợp, không mở rộng quy mô ở vùng có khả năng bị ô nhiễm mà phát triển ở những vùng quy hoạch mới, bảo đảm an toàn hơn.
UBND tỉnh hiện đang tập trung chỉ đạo đẩy mạnh tiến độ triển khai hoàn thành kết cấu hạ tầng Khu sản xuất giống thủy sản tập tập trung tại xã Chí Công, huyện Tuy phong để ưu tiên phục vụ việc di dời các cơ sở sản xuất tôm giống hiện nay.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh cũng đồng ý để Hiệp hội Tôm giống tỉnh tổ chức Hội thảo về chất lượng tôm bố mẹ vào tháng 11/2014.
Có thể bạn quan tâm
Quảng Ngãi có tiềm năng phát triển nghề nuôi thủy sản, anh Lê Châu đã mạnh dạn chuyển sang nuôi tôm, ốc hương cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm.
7 năm liền lâm cảnh trắng tay, nợ nần chồng chất vì đeo đuổi nghề nuôi thuần hóa cá chình, nhưng ông không bỏ cuộc. Sự kiên trì đã cho ông thành công mỹ mãn…
Công nghệ nuôi này có thể tăng mật độ nuôi lươn tối đa lên đến 600 con/m2, năng suất lên 25kg lươn thương phẩm/m2, cao gấp 2,5 - 4 lần so với thông thường.
Từ những cặp dúi giống ban đầu, đến nay anh Bùi Thanh Lương sở hữu trang trại nuôi dúi với quy mô hơn 500 con, mỗi năm cho thu nhập hơn 100 triệu đồng.
Lươn nuôi đạt tiêu chuẩn, chất lượng để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tại hộ nuôi của anh Nguyễn Thanh Tuấn, ngụ ấp B1, xã Thạnh Tân, huyện Thạnh Trị