Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Đưa Đà Điểu Về Thạch Thất

Người Đưa Đà Điểu Về Thạch Thất
Ngày đăng: 09/08/2013

Đó là anh Nguyễn Duy Liên ở đội 5, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Và cũng chính đà điểu đã giúp cho anh trở thành triệu phú.

Chúng tôi đến thăm trang trại đà điểu của anh Liên trong cái nắng như đổ lửa cuối hè, anh Liên đang cắt rau muống cho đà điểu ăn. Lau mồ hôi trên mặt, anh bảo: “Đà điểu rất thích ăn rau, nhất là rau muống trồng ở ruộng lúa này”.

Đà điểu đã đến với anh như một cái duyên. “Trong một lần ngồi quán uống nước ở chợ huyện, tôi nghe mọi người nói chuyện về mô hình nuôi đà điểu ở huyện Ba Vì, tôi mê luôn”- anh Liên kể.

Anh lên Ba Vì học kinh nghiệm, mua tài liệu nuôi đà điểu về đọc... Đọc xong, anh bàn với vợ đi vay tiền mua đà điểu giống về, xây dựng chuồng nuôi. “Khi nghe tôi đi vay tiền mua đà điểu về nuôi ai cũng ngăn cản. Mọi người bảo, những vật nuôi truyền thống như lợn, gà còn lỗ nặng, nói gì đến con vật lạ như đà điểu”- anh Liên nhớ lại. Nhưng anh vẫn quyết tâm con đường đi của mình, vay tiền mua gần 50 con đà điểu về nuôi. Lứa đà điểu đầu tiên, anh thu gần 400 triệu đồng, trừ mọi chi phí, lãi hơn 200 triệu đồng.

Đà điểu thương phẩm của anh đã nhanh chóng nổi tiếng không chỉ trong huyện, mà lan ra khắp thành phố Hà Nội và các địa phương lân cận. Hiện, 700m2 trang trại của anh có gần 100 con đà điểu thương phẩm, mỗi năm đà điểu mang về cho gia đình anh gần 300 triệu đồng.

Theo anh Liên, đà điểu là loại ăn tạp, thức ăn của chúng chủ yếu là các loại cây, rau cỏ, phụ phẩm từ thóc, gạo… Khu vực nuôi đà điểu luôn phải sạch sẽ, nên nuôi cách ly với gia cầm và thủy cầm để tránh lây dịch bệnh. Đà điểu rất ít mắc bệnh, nhưng rất sợ tiếng ồn nên trang trại nuôi đà điểu phải tách biệt với khu dân cư và phải trồng nhiều cây xanh thì đà điểu mới nhanh lớn.

Hỏi dự định trong thời gian tới, anh bảo: “Tôi sẽ mở rộng trang trại, nuôi đà điểu giống cung cấp cho các hộ có nhu cầu”.

Bà con có nhu cầu mua hoặc tư vấn kỹ thuật nuôi đà điểu liên hệ với anh Nguyễn Duy Liên qua số điện thoại 0946580925.


Có thể bạn quan tâm

Ngành Chăn Nuôi Việt Nam Đổi Mới Để Tự Cứu Mình Ngành Chăn Nuôi Việt Nam Đổi Mới Để Tự Cứu Mình

Năm 2014 được dự báo là một năm đầy khó khăn, thách thức với ngành chăn nuôi Việt Nam trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu với khu vực và thế giới. Bởi vậy, yêu cầu đặt ra cho ngành chăn nuôi là phải đẩy mạnh tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh.

11/02/2014
Phát Sinh Ổ Dịch Lở Mồm Long Móng Phát Sinh Ổ Dịch Lở Mồm Long Móng

Tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), dịch lở mồm long móng type A đang xảy ra tại 12 xã của 3 huyện Trùng Khánh, Trà Lĩnh và Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng với 217 gia súc mắc bệnh.

11/02/2014
Cấp Cho Người Dân Hơn 600 Con Gia Súc Và 3.000 Con Gia Cầm Cấp Cho Người Dân Hơn 600 Con Gia Súc Và 3.000 Con Gia Cầm

Đã có hơn 600 hộ dân tại 10 xã, thị trấn trên địa bàn huyện nhận được con giống hỗ trợ. Đối tượng được nhận con giống lần này là các hộ nghèo, thiếu vốn sản xuất, hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ có điều kiện chăn nuôi ở vùng đặc biệt khó khan.

11/02/2014
Heo Hơi Giảm Giá Heo Hơi Giảm Giá

Tin từ các các chủ trại nuôi heo trên địa bàn huyện Long Thành (Đồng Nai) cho biết, so với thời điểm giáp tết, giá heo hơi bán tại trại đã giảm từ 5 triệu đồng/tạ xuống còn 4,9 triệu đồng/tạ.

11/02/2014
Lưu Ý Khi Nuôi Chim Trĩ Lưu Ý Khi Nuôi Chim Trĩ

Chim trĩ là loài chim quí hiếm, được một số nông dân miền núi và vùng Đông Nam bộ nuôi nhiều trong vài ba năm trở lại đây. Trong lúc nhiều mặt hàng nông sản khác tiêu thụ bấp bênh thì chim trĩ luôn cho hiệu quả kinh tế ổn định ở mức cao. Hiện tại, một số nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chú trọng đầu tư nuôi giống chim này.

11/02/2014