Trồng 100m2 rau rừng, thu hơn 40 triệu đồng một năm

Trung tâm nghiên cứu quốc tế Rừng nhiệt đới - Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà (Lâm Đồng) vừa thử nghiệm mô hình sản xuất các loại rau rừng theo hướng thương mại. Đây là cơ hội mới cho nông dân khi các loại nông sản khác luôn trong cảnh giá cả bấp bênh, thị trường thiếu ổn định.
Thạc sĩ Tôn Thất Minh, Giám đốc Trung tâm cho biết bắt đầu triển khai trồng các giống rau rừng từ tháng 8/2014. Trên diện tích 100m2, chỉ sau gần 2 tháng, rau rừng đã cho thu hoạch với sản lượng gần 200kg mỗi tháng. Rau rừng hiện đang được các nhà hàng ưa chuộng và mua với giá 30.000 đồng một kg.
Theo ông Minh, việc trồng thử nghiệm rau rừng của Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới – Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà là trên cơ sở tiếp nối đề tài “Nghiên cứu tuyển chọn và xây dựng mô hình trồng một số loại rau rừng tại Lâm Đồng" do Thạc sĩ Lương Văn Dũng (Đại học Đà Lạt) làm chủ nhiệm. Đề tài nghiên cứu này đã được Sở Khoa học công nghệ Lâm Đồng kiểm định và đánh giá.
Ban đầu nhóm nghiên cứu thử nghiệm khá nhiều loại rau rừng, nhưng kết quả chỉ chọn ra 3 loại là bầu đất, lỗ bình và cần dại. Đây là những loại rau phù hợp và thích nghi với môi trường, điều kiện khí hậu của Lâm Đồng, có thể sản xuất đại trà như các loại rau thương phẩm khác.
Mô hình trồng rau rừng tại Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới khá đơn giản, vì diện tích ban đầu chỉ 100m2 đất nên chỉ cần một công nhân phụ trách. Rau rừng ở đây được trồng cả trong nhà kính và môi trường tự nhiên bên ngoài để đối chứng sự sinh trưởng, khả năng thích nghi, sản lượng thu hoạch. Riêng việc nhân giống khá dễ dàng, có thể dùng phương pháp nuôi cấy mô hoặc đơn giản hơn là giâm nhánh với chi phí đầu tư ban đầu không cao.
Thạc sĩ Tôn Thất Minh cho biết, với 100m2 đất nếu làm trong nhà kính thì đầu tư ban đầu khoảng 20 triệu đồng, trong đó tiền nhà, hệ thống tưới tự động hết 15 triệu đồng, 5 triệu đồng còn lại là tiền cây giống và phân vi sinh. Còn nếu làm ngoài môi trường tự nhiên thì chỉ cần đầu tư 5 triệu đồng.
Kết quả trồng thử nghiệm dạng thương phẩm tại Trung tâm cho thấy, nếu trồng ngoài môi trường tự nhiên, sản lượng rau rừng chỉ bằng 80% so với trồng trong nhà kính và thời gian sinh trưởng chậm hơn khoảng 3 ngày.
Hiện tại, 100m2 đất trồng rau rừng ở Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới cho thu hoạch đều đặn mỗi tháng gần 200kg, rau làm ra được các nhà hàng ở Đà Lạt và TP HCM tiêu thụ với giá 30.000 đồng một kg, đem lại doanh thu khoảng 6 triệu đồng một tháng và tính ra mỗi năm thu hơn 40 triệu đồng.
Cây rau rừng vốn dĩ rất khỏe, sức đề kháng mạnh, do đó việc chăm sóc không quá cầu kỳ và gần như không phải dùng các biện pháp phun xịt thuốc bảo vệ thực vật. Trong tương lai, Trung tâm quốc tế Rừng nhiệt đới - Vườn quốc gia Bidoup sẽ có hướng chuyển giao kỹ thuật cho nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Đi tham quan mô hình gồm có 150 gian chuồng mới được dựng lên kiên cố trên diện tích nhà hình chữ U rộng khoảng 200m2, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Hệ thống điện, các ô cửa cho ánh sáng tự nhiên, khoang chứa nước… đều được bố trí khoa học, đầy đủ, rất thuận tiện cho việc chăm sóc vật nuôi.

Theo Matthew Briggs, cố vấn nuôi trồng thủy sản của công ty Ridley Aquafeed với hơn chục năm kinh nghiệm trong ngành tôm Đông Nam Á, thiếu hụt do Hội chứng EMS khắp châu Á nhiều khả năng sẽ kéo dài ít nhất trong vài năm tới, thậm chí “có thể lâu hơn”

Thời gian qua, dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi liên tiếp diễn ra khiến nhiều hộ nuôi lao đao. Không chỉ gây nên thiệt hại về kinh tế, dịch bệnh còn khiến tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Tôm là một trong những loài thủy sản được nuôi phổ biến do mang lại giá trị cao.

Theo kết quả khảo sát vào đầu năm 2013 của Trạm Khuyến nông thị xã Tân Châu về tỷ lệ hao hụt của lươn nuôi từ nguồn giống khai thác tự nhiên ở địa bàn xã Tân An thuộc thị xã Tân Châu cho thấy: Tỷ lệ hao hụt trung bình của lươn nuôi ở các mô hình nuôi lươn thương phẩm là: 59,27% .

Trong những năm qua, ngành Thuỷ sản Vân Đồn (Quảng Ninh) có những bước phát triển mạnh. Tổng sản lượng khai thác thuỷ sản hàng năm đều đạt ở mức cao. Đặc biệt trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, nhất là nuôi nhuyễn thể, đã trở thành thế mạnh phát triển kinh tế của huyện Vân Đồn.