Nguồn gốc và giá trị của cây mắc ca

Chuyến du lịch thế giới của cây mắc ca bắt đầu vào năm 1882, khi chúng được vận chuyển một cách bí mật đến Hawaii. William H, Purvis dự định trồng mắc ca làm bờ rào chắn gió cho các nông trường mía. Tuy nhiên mùi vị ngào ngạt của hoa trái mắc ca đã làm cho chính chúng tự nổi tiếng.
Nông trại trồng mắc ca đầu tiên được hình thành trên quần đảo Thái Bình Dương. Tuy nhiên mãi đến năm 1960, cây mắc ca mới du nhập vào Âu Châu, dù vậy, hiện nay đây là một trong 3 loại hạt được đánh giá cao nhất tại châu lục này.
Châu Úc hiện là nơi nắm giữ vị trí “thống lĩnh” của loại cây đặc biệt này với 600 nông trại (2 triệu cây), Hawaii xếp thứ hai. Phần còn lại “vào tay” New Zealand, Nam Phi, Kenia, Malawi, Israel, Brazil, California và Paraguay.
Đây là một đối tượng cây trồng cho quả hạch có lịch sử trẻ nhất trong các loại cây trồng mà con người biết đến. Tuy vậy, với những giá trị dinh dưỡng vượt trội, hạt mắc ca nhanh chóng vươn lên vị trí hàng đầu trong các loại hạt và được mệnh danh là “Hoàng Hậu của các loại hạt”.
Mắc ca là loại cây quả khô quý hiếm, nhân của Mắc ca có hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn hẳn lạc, hạt điều, hạnh nhân… Trong dầu mắc ca có chứa tới 87% axit béo không no, trong đó có nhiều chất mà cơ thể con người không tự tổng hợp được. Ngoài ra còn chứa vitamin và khoáng chất như: canxi, sắt, phốt pho, magie… rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em.
Mắc ca cung cấp nguồn năng lượng dồi dào với hàm lượng calo cao gấp đôi so với các loại hạt khác, người mẹ mang thai ăn loại quả này sẽ giúp cho khẩu phần ăn của mình thêm phong phú và góp phần tích lũy năng lượng cho thai nhi. Omega-3 từ thực vật trong mắc ca đưa loại hạt này vào danh mục “những loại hạt đặc biệt tốt cho sức khỏe tim mạch”. Tại Việt Nam, từ năm 1994 cây mắc ca đã được đưa vào trồng thử nghiệm ở Ba Vì, Đắk Lắk, Đắk Nông, Sơn La, Phú Thọ, đang được nhân rộng và trồng xen canh cùng cây cà phê.
Có thể bạn quan tâm

Kinh tế trang trại, hợp tác xã là điều kiện không thể thiếu trong việc thúc đẩy xây dựng nông thôn mới hiện nay. Ở huyện Hàm Yên, thời gian gần đây, cùng với việc hình thành các vùng chuyên canh tập trung, sự ra đời của các trang trại và hợp tác xã (HTX) đã tạo một cú huých đáng kể trong thúc đẩy kinh tế - xã hội khu vực nông thôn..

Từ nguồn vốn Dự án Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015 của Bộ KH&CN, Trại Giống Nông nghiệp huyện Điện Biên triển khai mô hình sản xuất nấm cao cấp trên diện tích 2.000 m². Sau hơn 1 năm triển khai, thực hiện và chuyển giao công nghệ mô hình nấm cao cấp cho thấy: Khả năng sinh trưởng và phát triển của nấm tương đối phù hợp với điều kiện khí hậu Điện Biên, mang lại giá trị kinh tế cao.

Từ ngày 1/6/2013, Công ty Bảo Việt Bạc Liêu bắt đầu bán bảo hiểm tôm nuôi năm 2013 cho các xã, phường thí điểm. Mặc dù hơi muộn so với lịch thời vụ thả giống nhưng đó là một tin vui đối với người nuôi tôm, góp phần chia sẻ rủi ro, an sinh xã hội và kích thích phong trào nuôi tôm trong tỉnh phát triển.

Vụ ĐX 2012 - 2013, huyện Tuy Phước (Bình Định) xây dựng 13 cánh đồng mẫu lớn (CĐML) tại các xã: Phước Quang, Phước Thắng, Phước Sơn, Phước Nghĩa và Phước Lộc, tổng diện tích 552 ha, có 3.095 nông hộ tham gia. Trong đó, liên kết sản xuất lúa giống hơn 341 ha, 2.009 hộ tham gia. Nông dân đã thu lãi khá từ sản xuất lúa giống.

Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, tỉnh Cà Mau chia thành 2 vùng kinh tế chủ đạo mặn và ngọt. Tuy nhiên, thời gian qua, khi cây trồng chủ đạo của vùng ngọt là lúa lại không mang đến lợi nhuận cho người dân thì vật nuôi mũi nhọn vùng mặn là con tôm có xu hướng lấn áp.