Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Người Đưa Đà Điểu Về Thạch Thất

Người Đưa Đà Điểu Về Thạch Thất
Publish date: Friday. August 9th, 2013

Đó là anh Nguyễn Duy Liên ở đội 5, xã Đại Đồng, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Và cũng chính đà điểu đã giúp cho anh trở thành triệu phú.

Chúng tôi đến thăm trang trại đà điểu của anh Liên trong cái nắng như đổ lửa cuối hè, anh Liên đang cắt rau muống cho đà điểu ăn. Lau mồ hôi trên mặt, anh bảo: “Đà điểu rất thích ăn rau, nhất là rau muống trồng ở ruộng lúa này”.

Đà điểu đã đến với anh như một cái duyên. “Trong một lần ngồi quán uống nước ở chợ huyện, tôi nghe mọi người nói chuyện về mô hình nuôi đà điểu ở huyện Ba Vì, tôi mê luôn”- anh Liên kể.

Anh lên Ba Vì học kinh nghiệm, mua tài liệu nuôi đà điểu về đọc... Đọc xong, anh bàn với vợ đi vay tiền mua đà điểu giống về, xây dựng chuồng nuôi. “Khi nghe tôi đi vay tiền mua đà điểu về nuôi ai cũng ngăn cản. Mọi người bảo, những vật nuôi truyền thống như lợn, gà còn lỗ nặng, nói gì đến con vật lạ như đà điểu”- anh Liên nhớ lại. Nhưng anh vẫn quyết tâm con đường đi của mình, vay tiền mua gần 50 con đà điểu về nuôi. Lứa đà điểu đầu tiên, anh thu gần 400 triệu đồng, trừ mọi chi phí, lãi hơn 200 triệu đồng.

Đà điểu thương phẩm của anh đã nhanh chóng nổi tiếng không chỉ trong huyện, mà lan ra khắp thành phố Hà Nội và các địa phương lân cận. Hiện, 700m2 trang trại của anh có gần 100 con đà điểu thương phẩm, mỗi năm đà điểu mang về cho gia đình anh gần 300 triệu đồng.

Theo anh Liên, đà điểu là loại ăn tạp, thức ăn của chúng chủ yếu là các loại cây, rau cỏ, phụ phẩm từ thóc, gạo… Khu vực nuôi đà điểu luôn phải sạch sẽ, nên nuôi cách ly với gia cầm và thủy cầm để tránh lây dịch bệnh. Đà điểu rất ít mắc bệnh, nhưng rất sợ tiếng ồn nên trang trại nuôi đà điểu phải tách biệt với khu dân cư và phải trồng nhiều cây xanh thì đà điểu mới nhanh lớn.

Hỏi dự định trong thời gian tới, anh bảo: “Tôi sẽ mở rộng trang trại, nuôi đà điểu giống cung cấp cho các hộ có nhu cầu”.

Bà con có nhu cầu mua hoặc tư vấn kỹ thuật nuôi đà điểu liên hệ với anh Nguyễn Duy Liên qua số điện thoại 0946580925.


Related news

Nghiệm thu mô hình nuôi tôm theo quy trình Viet Gap tại Quỳnh Bảng (Nghệ An) Nghiệm thu mô hình nuôi tôm theo quy trình Viet Gap tại Quỳnh Bảng (Nghệ An)

Chiều 30/6/2015, tại đầm tôm xóm Học Văn, xã Quỳnh Bảng (Quỳnh Lưu - Nghệ An), Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An và Trạm khuyến nông huyện Quỳnh Lưu tổ chức nghiệm thu mô hình hỗ trợ nuôi tôm theo quy trình VietGap năm 2015.

Friday. July 3rd, 2015
Thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thủy sản dưới tán rừng Thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi thủy sản dưới tán rừng

Hàng ngàn hộ dân tại Trà Vinh có thu nhập khá từ mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng, đồng thời rừng ngập mặn hồi sinh.

Friday. July 3rd, 2015
Câu chuyện về sinh sản nhân tạo giống thủy sản Câu chuyện về sinh sản nhân tạo giống thủy sản

Tiền Giang được mệnh danh là một trong những trung tâm lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về sản xuất, cung ứng con giống thủy sản, đặc biệt là sinh sản giống nhân tạo.

Friday. July 3rd, 2015
Đồng Tháp tiến tới liên kết sản xuất giúp ngành cá tra phát triển Đồng Tháp tiến tới liên kết sản xuất giúp ngành cá tra phát triển

Hiện nay, người nuôi cá tra phải đối diện với nhiều thách thức. Đặc biệt giá cá tra thương phẩm đang sụt giảm mạnh khiến người nuôi thua lỗ. Để giúp sản phẩm có thể đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước, tỉnh Đồng Tháp tích cực tìm những hướng đi cho ngành hàng chủ lực.

Friday. July 3rd, 2015
Xuất khẩu cua ghẹ sang Mỹ tăng Xuất khẩu cua ghẹ sang Mỹ tăng

Mỹ là thị trường NK lớn nhất cua ghẹ của Việt Nam, chiếm gần 45% tổng giá trị XK. Trong 4 tháng đầu năm nay, XK cua ghẹ của Việt Nam sang Mỹ đạt 12,6 triệu USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Friday. July 3rd, 2015