Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện nuôi thủy sản
Theo Thông tư số 16 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, vị trí đặt lồng, bè của cơ sở nuôi cá phải nằm trong vùng quy hoạch để phát triển nuôi trồng thủy sản như: Không bị ảnh hưởng bởi lũ, phương tiện giao thông thủy, mức nước không bị thay đổi đột ngột, không có dòng xoáy và không bị ảnh hưởng của các nguồn gây ô nhiễm.
Theo nội dung này, khu chế biến thức ăn cho cá phải ở vị trí riêng biệt. Thiết bị, dụng cụ chế biến thức ăn phải được bố trí, lắp đặt để dễ kiểm tra, làm vệ sinh và khử trùng. Lồng, bè nuôi cá cũng phải được vệ sinh, khử trùng trước và sau khi nuôi theo quy trình kỹ thuật với từng đối tượng thủy sản.
Về quy định cá giống, Thông tư nêu rõ, cá giống có nguồn gốc rõ ràng, phải được mua từ các cơ sở có kiểm soát chất lượng cá bố mẹ, cá giống và quá trình sản xuất giống. Cá giống phải khỏe mạnh, được cơ quan có thẩm quyền kiểm dịch.
Đối với thức ăn để nuôi cá, cơ sở nuôi cá phải sử dụng thức ăn công nghiệp được phép lưu hành tại Việt Nam, không sử dụng thức ăn đã hết hạn. Trường hợp sử dụng thức ăn tự chế biến thì phải có đủ thành phần dinh dưỡng, không chứa kháng sinh, hóa chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
Trong quá trình nuôi, cơ sở nuôi phải thường xuyên vệ sinh lưới để luôn được thông thoáng, sạch sẽ; hàng ngày theo dõi môi trường nước và hoạt động của cá. Nếu thấy môi trường nước xấu, cá kém ăn hoặc xuất hiện bệnh phải có biện pháp xử lý kịp thời; không di chuyển cá từ lồng/bè này sang điểm khác khi đang có bệnh xảy ra.
Việc thu hoạch cá phải tuân thủ quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất về thời gian ngừng sử dụng thuốc, hóa chất trước khi thu hoạch cá.
Trong trường hợp các chỉ tiêu vi sinh, hóa học trong sản phẩm nuôi vượt quá giới hạn cho phép, cơ sở nuôi phải chấp hành thông báo dừng thu hoạch của cơ quan kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm
Mắc ca là cây cho quả khô quý hiếm, cây đa tác dụng, trồng dài ngày đem lại giá trị kinh tế cao. Một số vùng ở nước ta đã trồng thử nghiệm thành công và muốn đưa mắc ca vào quy hoạch sản xuất lớn. Tuy nhiên, để phát triển loại cây trồng này thì vẫn còn nhiều nỗi lo.
Trong những năm qua, nông dân xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định đã tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, giảm diện tích lúa xuống còn 260 ha, đồng thời nâng diện tích cây trồng cạn lên hơn 680 ha/năm, gồm 280 ha hành, 305 ha đậu phụng, 95 ha mè...
Vụ lúa thu đông năm 2014, lần đầu tiên ở những cánh đồng Thoại Sơn (An Giang) xuất hiện chiếc máy vét rơm rất độc đáo, công xuất bằng 10 lao động thủ công.
Những năm gần đây, phong trào nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở tỉnh Nam Định phát triển mạnh, đặc biệt các con nuôi có giá trị kinh tế cao như: ngao, tôm thẻ chân trắng, cá bống bớp, cua biển, cá lóc bông, cá diêu hồng… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông - ngư nghiệp, trực tiếp nâng cao đời sống của nông dân tại các địa phương.
Trong tháng 4, Chi cục Thủy sản Sơn La đã phối hợp với UBND các huyện: Mường La, Sông Mã, Quỳnh Nhai, thả 1.000kg cá giống các loại xuống hồ sông Đà để tạo nguồn lợi thủy sản cho nhân dân đánh bắt.