Người Dân Ồ Ạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng
Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo không nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, trước tình trạng tôm sú gặp nhiều rủi ro, nhiều người dân đã quay sang phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng một cách ồ ạt không theo quy hoạch, không theo quy trình kỹ thuật nuôi. Điều này có thể tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao.
Tại huyện Phước Long, vào năm 2011 chỉ có 600 hec-ta thì năm 2013 đã tăng đột biến lên đến 5.200 ha. Tại một số địa phương khác của tỉnh Bạc Liêu cũng tăng diện tích nuôi tôm thẻ, trong đó huyện Giá Rai, có hơn 1.070 ha. Theo nhiều nông dân, so với tôm sú, tôm thẻ chân trắng có thời gian nuôi ngắn hơn, khoảng 3 tháng là cho thu hoạch và hiện có giá khá cao khiến người dân đổ xô nuôi. Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi mới chưa được khuyến khích mà chỉ dừng lại ở mức nuôi thử nghiệm. Hiện vẫn chưa có một quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng hoàn chỉnh, trong khi chúng thường mắc hội chứng taura gây dịch bệnh lớn và có thể nhiễm sang đối tượng thủy sản khác làm thiệt hại đến sản xuất và môi trường tự nhiên. Việc người dân ồ ạt thả nuôi tôm thẻ chân trắng như hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc quản lý và ứng phó với dịch bệnh đối với ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu.
Có thể bạn quan tâm
Nhằm đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế về lâm nghiệp, những năm qua tỉnh ta đã khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp tham gia trồng rừng. Tuy nhiên, do cả nguyên nhân chủ quan và khách quan, đến thời điểm này, kết quả doanh nghiệp trồng rừng chưa thực sự khả quan, đó là chưa kể đến không ít dự án trồng rừng còn nằm “trên giấy”...
Đến gia đình anh Lê Xuân Hải, đội 3 Cộng Hòa, xã Thanh Luông, huyện Điện Biên vào mùa hoa nhãn nở rộ thấy rõ cảnh tấp nập thu hoạch mật ong. Đây là một trong những hộ nuôi ong mật lâu năm nhất và cũng là người có số lượng đàn ong lớn nhất trong xã với hơn 200 đàn.
Chiều ngày 25/6/2013, tại hội chợ Vietfish 2013 đã diễn ra hội thảo “Cập nhật tiêu chuẩn Nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP) và giới thiệu tiêu chuẩn mới của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) áp dụng cho đa giống loài”
Ngày 26.6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Trần Thị Thu Hà đã ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính 30 triệu đồng đối với bà Phạm Thị Xuân Hồng, chủ cơ sở thu mua tôm sú ở 155 đường Đống Đa, Quy Nhơn, vì đã có hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm.
Hợp tác xã nông nghiệp Xanh (Đơn Dương - Lâm Đồng) đã trồng măng tây trên giá thể phân trùn quế ở các xã Hiệp Thạnh, Liên Nghĩa, Bình Thạnh của huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), đạt lợi nhuận lên đến 500 triệu đồng/ha/năm.