Bà Rịa - Vũng Tàu Xây Dựng Kênh Nước Mặn Dẫn Vào Vùng Nuôi Tôm Phước Thuận
Nhằm ổn định nguồn nước mặn phục vụ tại vùng nuôi tôm Phước Thuận, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đồng ý chủ trương cho xây dựng kênh cấp nước mặn từ biển Hồ Tràm và nước ngọt từ hồ sông Ray vào khu vực nuôi tôm xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc).
Vùng nuôi tôm Phước Thuận hiện có khoảng hơn 100 hộ nuôi với tổng diện tích hơn 175ha. Trong những năm qua, vào thời điểm mùa mưa, lượng nước từ hồ sông Ray đổ về làm cho khu vực này không đủ độ mặn để bà con ngư dân xuống giống tôm vụ mới.
Vì vậy, thời điểm này nhiều diện tích tôm phải treo đùng và đợi mùa mưa kết thúc mới có thể xuống giống được. Bên cạnh đó, do phải lấy lại nguồn nước cũ không bảo đảm các điều kiện kỹ thuật nên việc nuôi tôm không đạt kết quả cao. Trong số hơn 100 hộ nuôi toàn vùng, hiện chỉ khoảng 50% hộ nuôi thu hoạch đạt hơn 6 tấn/ha.
Có thể bạn quan tâm
Hai năm trở lại đây, nuôi tôm thẻ chân trắng có nhiều thuận lợi về điều kiện môi trường nước, thời gian nuôi ngắn, giá tăng cao mang lại lợi nhuận đáng kể cho hầu hết người nuôi và hiện là đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh. Thực tế đó cũng đã làm cho người dân trong vùng qui hoạch ngọt hóa “xé rào”, đã tự phát đào ao và khoan giếng nước mặn để nuôi tôm.
Với sự cần cù, hăng say lao động, anh Hoàng Công Mê Sang ở thôn Xuân Lâm, xã Hải Lâm (Hải Lăng - Quảng Trị) đã khai hoang vùng đất gò đồi để lập trang trại. Sau 5 năm miệt mài sản xuất, kiến thiết, trang trại của Sang đã hình thành.
Sáng 6-12, tại xã Vĩnh Yên, Sở NN và PTNT tỉnh Lào Cai và UBND huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã tổ chức công bố Quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) về chỉ dẫn địa lý đối với trâu của huyện Bảo Yên (Lào Cai).
Thực hiện dự án phát triển cây bưởi đặc sản, huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) đã phối hợp với các ngành chức năng đưa ra nhiều giải pháp nhằm ổn định diện tích và nâng cao năng suất, chất lượng quả.
Đầu tư trang trại nuôi heo lớn kết hợp xây dựng hầm chứa biogas, rồi lại dùng gas chạy máy phát điện nghiền thức ăn, chiếu sáng, tắm heo… giúp tiết kiệm chi phí. Đó là cách làm của anh Lê Tấn Hải (thị trấn Ba Chúc, Tri Tôn, An Giang) với mô hình nuôi heo an toàn sinh học (ATSH).