Người Dân Ồ Ạt Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu khuyến cáo không nuôi tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, trước tình trạng tôm sú gặp nhiều rủi ro, nhiều người dân đã quay sang phát triển diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng một cách ồ ạt không theo quy hoạch, không theo quy trình kỹ thuật nuôi. Điều này có thể tác động xấu đến môi trường, đặc biệt là nguy cơ phát sinh dịch bệnh cao.
Tại huyện Phước Long, vào năm 2011 chỉ có 600 hec-ta thì năm 2013 đã tăng đột biến lên đến 5.200 ha. Tại một số địa phương khác của tỉnh Bạc Liêu cũng tăng diện tích nuôi tôm thẻ, trong đó huyện Giá Rai, có hơn 1.070 ha. Theo nhiều nông dân, so với tôm sú, tôm thẻ chân trắng có thời gian nuôi ngắn hơn, khoảng 3 tháng là cho thu hoạch và hiện có giá khá cao khiến người dân đổ xô nuôi. Tôm thẻ chân trắng là đối tượng nuôi mới chưa được khuyến khích mà chỉ dừng lại ở mức nuôi thử nghiệm. Hiện vẫn chưa có một quy trình nuôi tôm thẻ chân trắng hoàn chỉnh, trong khi chúng thường mắc hội chứng taura gây dịch bệnh lớn và có thể nhiễm sang đối tượng thủy sản khác làm thiệt hại đến sản xuất và môi trường tự nhiên. Việc người dân ồ ạt thả nuôi tôm thẻ chân trắng như hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc quản lý và ứng phó với dịch bệnh đối với ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu.
Related news

Theo Cục Chăn nuôi, chất cấm trong chăn nuôi chủ yếu là salbutamol, clenbuterol và ractopamine thuộc nhóm beta-agonist. Salbutamol có tác dụng thúc cho heo lớn nhanh hơn, mông, vai nở hơn, tỷ lệ nạc cao hơn, màu sắc thịt đỏ hơn...

Nhà vườn huyện Lai Vung đang bước vào thu hoạch cam (từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch). Toàn huyện có 615ha cam đang cho trái, trong đó cam xoàn 200ha, cam sành 50ha, còn lại là cam dây, tập trung các xã Long Hậu, Tân Thành, Vĩnh Thới, Tân Phước; năng suất ước đạt 20 tấn/ha.

Ngày 22.8, Giám đốc Công ty điện lực Bình Thuận Trần Ngọc Linh cho biết đã chính thức thông báo đến các huyện, thị trong tỉnh tạm ngưng việc thí nghiệm kiểm tra bảo dưỡng đường dây và biến áp điện của khách hàng do có phản ứng của người dân.

Sau nhiều năm canh tác trên diện tích đất gần 2 ha với cây mía, cây mì, gia đình ông Trần Xuân Liêm (SN 1965, làng Kruối, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ) đã mạnh dạn chuyển sang trồng cây thanh long xuất khẩu. Nhờ khí hậu thuận lợi, những lứa quả thanh long đầu tiên đã đem lại kết quả đáng mừng.

Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh đã chỉ đạo như trên tại hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện nghị định 67 về chính sách phát triển thủy sản, hỗ trợ ngư dân đóng mới, nâng cấp, cải hoán tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ được tổ chức tại TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) ngày 22-8.