Quảng Công (Thừa Thiên Huế) Được Mùa Tôm Cao Triều
Qua thống kê, 100% hộ nuôi tôm nước lợ trên vùng cao triều đều có lãi...
Năm 2014, khu nuôi tôm cao triều Quảng Công (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) có 34 hộ tham gia nuôi ở 40 hồ với diện tích 17,3 ha. Đến nay, tổng sản lượng thu hoạch đạt 150 tấn tôm, tăng 60 tấn so với năm trước. Điều đáng mừng, 100% hộ nuôi đều có lãi, cao nhất 150 triệu đồng, thấp cũng được 40 triệu đồng.
Anh Võ Văn Chương, Chi hội trưởng chi hội nuôi tôm cao triều xã Quảng Công vui mừng: “Gia đình tôi nuôi 6 vạn tôm post trong 2 hồ có diện tích 1.400 m2. Sau hơn 4 tháng thu hoạch 7 tạ tôm thịt, lãi hơn 50 triệu đồng”.
“Để có nguồn giống đảm bảo chất lượng, các hộ nuôi tôm cao triều Quảng Công vào các tỉnh phía Nam mua giống rồi đưa ra Huế kiểm dịch PCR. Sau khi kiểm dịch giống có kết quả tốt mới đưa vào thả nuôi. Nhờ cẩn thận trong việc chọn mua giống nên nguồn tôm giống thả nuôi hầu hết đều chất lượng và các hộ nuôi đều có lãi” - ngư dân Nguyễn Tè cho biết.
Bên cạnh các khâu chọn lựa giống, thức ăn, quy trình cải tạo ao hồ, kiểm tra nguồn nước, thả nuôi đúng khung lịch thời vụ, thì chính quyền cũng đẩy mạnh quy trình theo dõi, giám sát việc thả giống phải qua kiểm dịch. Nhờ đó, vụ nuôi năm 2014 này, bà con nuôi tôm cao triều xã Quảng Công trúng đậm, sau khi trừ chi phí mỗi hộ lãi bình quân 60 triệu đồng. Cá biệt có hộ ông Nguyễn Thành, Phan Hoàng lãi trên 150 triệu đồng.
Theo ông Lê Nguyên Sĩ, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Công: “Năm 2014, địa phương phối hợp với ngành chức năng tăng cường thanh kiểm tra về thức ăn, thuốc thú y thủy sản nhằm hạn chế hàng giả làm ảnh hưởng đến người nuôi. Ngoài ra, xử lý nghiêm những hộ nuôi thả giống không qua kiểm dịch, khuyến khích bà con nâng cao tính cộng đồng để kiểm soát chặt chẽ quy trình thả nuôi và chăm sóc.
Để nghề nuôi tôm cao triều phát triển bền vững, thời gian tới UBND xã sẽ tiếp tục vận động bà con phát huy hơn nữa tính cộng đồng, cùng giúp nhau trong việc cải tạo ao hồ, chọn mua giống và hỗ trợ nhau trong quá trình nuôi cũng như quản lý dịch bệnh. Hy vọng, những động thái này sẽ mang lại kết quả tốt trong những vụ nuôi tiếp theo, ông Sĩ cho biết them.
Có thể bạn quan tâm
Chúng tôi lấy làm ngỡ ngàng khi đứng trước vườn thanh long đang mùa đơm bông kết trái trên đồng đất Nha Húi thuộc xã Mỹ Sơn. Mô hình cây thanh long ruột đỏ rộng 3 hecta của anh Sằn A Lộc đánh dấu bước phát triển mới trong nghề trồng cây ăn trái ở huyện Ninh Sơn.
Sau hơn một tuần giá lúa gạo thị trường nội địa tăng mạnh, khoảng 600 – 700 đồng/kí lô gam thì hiện bất ngờ đã quay đầu giảm trở lại.
Đây là một trong những quy định tại Quy chế quản lý cá tra bố mẹ chọn giống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ký quyết định ban hành.
Với tập quán chăn nuôi truyền thống, từ bao đời nay đa phần người dân vùng nông thôn vẫn làm chuồng nuôi lợn ở vị trí thấp. Cũng chính vì cách chăn nuôi truyền thống này mà mỗi khi có lũ lớn xảy ra, người chăn nuôi thường bị thiệt hại rất nhiều.
Bất cứ ai có dịp về thăm mô hình chăn nuôi lợn nái kết hợp trồng bưởi của gia đình chị Mầu Thị Yến - thôn Tam Hợp, xã Cát Quế (Hà Nội), đều không khỏi ngỡ ngàng trước hiệu quả trong phát triển. Đây là mô hình mẫu cho nhiều cá nhân trong và ngoài địa phương đến học tập.