Ngọt thơm hương vị trái bo bo
Theo lời người đồng bào K’dong ở huyện Sơn Tây, một trong những nơi hiện vẫn còn trồng loại cây này thì cách đây hàng chục năm về trước, bo bo được trồng khá phổ biến; thời gian trồng từ khoảng tháng 5-6.
Cũng như nhiều loại cây khác, bo bo được người dân để phát triển tự nhiên và cho leo bò trên thân cây to, bụi rậm trên nương, rẫy, quanh nhà.
Bo bo mà người dân thu hoạch.
Qua quan sát thì cây bo bo thuộc họ dây leo và lá khá giống bí đao.
Kích cỡ gốc to bằng ngón chân cái người lớn, nhưng càng về phía ngọn thì nhỏ dần.
Trái bo bo hình tròn và to như trái dưa hấu, nhưng vỏ thì màu xanh khi còn nhỏ, về già ngả sang màu trắng đục và được bao phủ bởi một lớp phấn.
Ông Đinh Kia (42 tuổi), ở xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây cho biết: Vòng đời của cây bo bo khoảng 3 tháng, với số lượng trái bình quân từ 10-15 trái/dây và nặng từ 3-10 kg/trái.
Trái bo bo lớn rất nhanh, với thời gian từ khi mới ra to bằng trái cau đến khi đạt trọng lượng 3 kg trở lên chỉ khoảng 3-4 tuần.
Không chỉ phần thịt, ruột và hạt bên trong mà công dụng phổ biến nhất của trái bo bo cũng giống như bí đao là dùng để nấu canh thịt.
Tuy nhiên hương vị của canh bo bo khác biệt và rất ngon, với mùi thơm nhẹ như dưa hấu và ngọt thanh.
Ngoài ra theo một số người thì phần thịt của bo bo nếu thái thành lát nhỏ để bỏ vô dầm với mắm cái (mắm đục) ăn rất ngon và giòn mà không bao giờ bị nhũn, mềm rửa như đu đủ, thơm...
Nhiều già làng ở huyện Sơn Hà, Sơn Tây bày tỏ:
Dù được xem là một sản vật của người dân nơi đây, thế nhưng do ít người biết nên đại đa số bo bo thu hoạch được, người dân thường để sử dụng cho gia đình và cho biếu người thân, bà con trong vùng chứ ít khi mang đi bán như những loại nông sản khác.
Và giá bán cũng khá rẻ, chỉ từ 15.000-30.000 đồng/quả.
Nhiều năm gần đây do các loại nông sản nói chung từ miền xuôi mang lên dồi dào và đến tận các bản làng nên người dân ít trồng, dẫn đến bo bo hiếm dần.
Thiết nghĩ các cấp, ngành địa phương cần bảo tồn, phát triển và giới thiệu sản vật này đến với rộng rãi người tiêu dùng của tỉnh, góp phần nâng thu nhập cho người dân miền núi.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, khẳng định được chất lượng như: Sầu riêng, mít nghệ, chôm chôm, cà phê, hồ tiêu, mía tím… được kỳ vọng sẽ giúp nông dân Khánh Sơn (Khánh Hòa) làm giàu. Thế nhưng, nhiều nông hộ đang phải đối diện với bài toán khó giải về đầu ra cho sản phẩm.
Anh Phạm Đình Chiểu, sinh năm 1964 trong một gia đình thuần nông ở xóm 2, xã Vũ Đoài (Thái Bình). Anh đầu tư mua giống, san đất, đào ao, xây dựng chuồng trại, trồng cây cảnh, phát triển kinh tế theo mô hình VAC.
Theo điều tra của Cục Thống kê tỉnh An Giang, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn có xu hướng giảm. Số lượng heo trong tỉnh hiện có 170.000 con (giảm 7.325 con so cùng kỳ); gia cầm có 3,8 triệu con (giảm 483.641 con). Nguyên nhân do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, giá thức ăn liên tục tăng cao dẫn đến chi phí chăn nuôi tăng theo.
Sáu tháng đầu năm 2013, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cá tra đạt gần 860 triệu USD, chỉ tăng 0,53% so cùng kỳ năm trước, trong đó, ở thị trường lớn EU lại tiếp tục giảm 15,6% so cùng kỳ. Theo đánh giá của bộ Công thương, nhu cầu thị trường EU sụt giảm khiến nhiều doanh nghiệp tập trung khai thác thị trường Mỹ, làm phát triển thêm thị phần ở Mỹ từ 17,2% tăng lên 20,6% trong năm 2012.
Gia đình ông Lê Văn Lộc, ở thôn Tiên Nộn, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang hơn một tháng nay đang đứng ngồi không yên theo đàn chồn nhung đen. Từ mối quan hệ cá nhân với ông Đoàn Việt Châu (Hà Nội), gia đình ông Lộc đã nhận chồn nhung đen về nuôi.