Trồng Ớt Trên Bờ Ruộng Có Lợi Nhuận Cao
Xã Song Phụng huyện Long Phú có hơn 450 ha chuyên canh màu, chủ yếu các loại rau ăn lá, dưa hấu, bắp và ớt. Hiện nay bà con áp dụng trồng ớt trên bờ ruộng,kết quả cho thu nhập khá cao.
Chúng tôi có mặt trên cánh đồng của bà Lưu Thị Thức ở ấp Phụng Tường 2, xã Song Phụng, huyện Long Phú dưới ruộng trải dài một màu xanh của lúa, trên bờ bao là những hàng ớt cho trái chín vàng ươm.
Bà Thức cho biết, vì trồng thử nên bà không quan tâm lắm đến việc phòng trị bệnh cho ớt, nhưng tính toán lại, tổng cộng diện tích bờ ruộng khoảng 2 công, cả vụ ít nhất cũng thu hoạch được 200kg ớt/công, hiện giá bán là 20.000 đồng/kg, bà sẽ thu về hơn 10 triệu đồng. Bà Thức chia sẻ “Hôm vừa rồi trồng mùa thuận thì thấy trái dữ lắm, giá 15 ngàn/kg trở lên thì thấy có ăn”.
Ở ruộng kế bên, anh Nguyễn Văn Lực cũng đang vào mùa thu hoạch ớt, anh cho biết giống ớt sừng vàng Châu Phi này dễ trồng, hiện tại bà con xung quanh trồng rất nhiều. Mùa vụ thường kéo dài khoảng 4 tháng, chỉ hai tháng sau khi trồng thì ớt cho thu hoạch, cứ cách hai ngày hái một lần, mỗi lần khoảng 20 kg/ công.
Thường bà con ở đây chỉ canh tác dựa theo kinh nghiệm chứ chưa được hướng dẫn kỹ thuật, nên không phát huy hết khả năng kháng bệnh của cây, khi ớt bị nhiễm bệnh bà con cũng không rõ đó là bệnh gì, phun thuốc phòng trừ ra sao. Nguồn giống ớt sừng vàng đa số do nông dân tự mua, đầu ra không ổn định cũng còn là vấn đề khó khăn.
Anh Lực cho biết “Trồng dưa, trồng lúa thì cực mà không lời bằng ớt, ớt thì mình cũng phải chú ý nhiều nhưng thu nhập cao, từ ngày trồng thêm ớt trên bờ ruộng thì thu nhập gia đình cao hơn. Có cái mình cũng tự học lóm về trồng thử chứ chưa có tập huấn kỹ thuật gì, nếu có tập huấn gì thì chắc trồng đạt hơn nữa”.
Xã Song Phụng huyện Long Phú có hơn 450 ha chuyên canh màu, chủ yếu các loại rau ăn lá, dưa hấu, bắp và ớt. Hiện nay bà con áp dụng trồng ớt trên bờ ruộng, cho kết quả rất tốt. Với gần 1.200 ha canh tác lúa mỗi năm, Song Phụng có nhiều tiềm năng phát triển các mô hình trồng màu trên bờ bao, trong đó ớt sừng vàng đang có giá và hấp dẫn nông dân.
Hiện tại nhiều bà con đã áp dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế bệnh thán thư trên ớt, tuy chi phí tăng nhưng do ớt cho thu nhập cao nên bà con không ngại đầu tư. Qua đây cho thấy việc trồng màu trên đất ven kênh rạch, bờ ruộng, bờ vuông thời gian qua đã mang lại hiệu quả, giúp tăng thu nhập cho nhiều hộ nông dân ở Long Phú.
Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=2503&keycon=27&lsk=&keyntc=6
Có thể bạn quan tâm
Dọc theo con đường ven biển từ Đức Chánh đến Đức Phong - vùng nuôi tôm tập trung của huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), chúng tôi không còn thấy sự bận rộn, hồ hởi của người dân nơi đây khi các hồ tôm đã cạn nước, trơ đáy mặc dù đang vào vụ nuôi tôm chính trong năm...
Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản ở tỉnh Nam Định đã và đang có bước phát triển mạnh. Nghề nuôi thủy sản đang chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với quy mô lớn, tạo ra sản phẩm tập trung có giá trị kinh tế và xuất khẩu.
Từ một loại cây trồng xen, “núp bóng” dừa để tăng thu nhập, thì nay ca cao đã dần khẳng định chỗ đứng khi giá dừa còn quá bấp bênh.
Ở tuổi 27, anh Nguyễn Văn Nhã (sinh năm 1985, xã Cam Hiệp Bắc, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) đã là chủ nhân của vườn xoài hơn 7 năm tuổi (diện tích 6 sào), mỗi năm cho thu nhập từ 80 - 100 triệu đồng. Anh còn trồng thêm mía, mì; dự định mở rộng vườn tược thực hiện mô hình kinh tế trang trại.
Mấy năm gần đây, nhân dân huyện Hạ Lang đã phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương đầu tư phát triển đàn dê trở thành hàng hóa, góp phần tích cực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tăng thu nhập.