Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nguy Cơ Chuột Gây Hại Trên Trà Lúa Đông Xuân 2014 - 2015

Nguy Cơ Chuột Gây Hại Trên Trà Lúa Đông Xuân 2014 - 2015
Ngày đăng: 27/11/2014

Việc thâm canh tăng vụ thời gian qua luôn tiềm ẩn nguy cơ sản sinh nhiều loại dịch hại trên đồng ruộng. Theo nhiều nông dân, từ đầu mùa khô đến nay, trên nhiều cánh đồng trong tỉnh Sóc Trăng đã xuất hiện chuột cắn phá với tình hình căng thẳng hơn các năm trước.

Trên đồng ruộng, chuột thường cắn phá vào mọi giai đoạn phát triển của cây lúa, nặng nhất là lúc lúa làm đòng đến trổ, lúc này chuột ăn đòng non hay cắn ngang hạt lúa. Hiện nay Sóc Trăng có khoảng 85.000 ha lúa đang làm đòng đến trổ, nguy cơ bị chuột gây hại rất cao.

Ở giai đoạn sớm chuột cắn gốc lúa gây ảnh hưởng đến sức sống của cây, ở giai đoạn hình thành đòng, chuột cắn thủng bẹ để ăn đòng, và ăn hạt khi lúa trổ. Nếu bị hại sớm, lúa có thể phục hồi, nhưng khi chín sẽ không đều, nếu bị hại muộn, lúa không phục hồi được, không cho năng suất.

Ngoài cắn phá lúa, chuột còn đào hang trên bờ ruộng, bờ đập… làm nước trong ruộng bị thất thoát. Mức độ gây hại của chuột rất nhanh, nhà nông không thể lơ là, anh Trần Văn Sái ở ấp Kinh Mới, xã An Ninh cho biết “Năm nay tình hình chuột cắn phá lúa nhiều hơn năm ngoái, bà con ai cũng sợ, nên ngoài việc phòng trừ sâu bệnh chúng ta cũng phải thường xuyên thăm đồng để kịp thời ngăn chặn chuột cắn phá”.

Huyện Châu Thành đã xuống giống hơn 13.400ha lúa, trong đó có 2.200 ha giai đoạn đòng trổ, diện tích bị chuột cắn phá chưa nhiều nhưng mật số xuất hiện cao và sinh sôi rất nhanh. Các cánh đồng đang vào giai đoạn đòng trổ là lúc thích hợp nhất cho chuột phát triển và nhân mật số.

Mặt khác, các biện pháp phòng trừ chuột trên một diện tích lớn của nông dân còn khá hạn chế. Ngoài việc đặt bẫy, một số bà con đã dùng bao nilong bao quanh ruộng lúa, dùng chó, mèo để bắt chuột nhưng cũng không mấy hiệu quả; Các biện pháp đặt bẫy hay bã chuột cũng không mấy tác dụng còn gây nguy hại đến sức khỏe con người và vật nuôi. Ông Nguyễn Văn Chín ở xã An Ninh cho biết “Nạn chuột cắn phá rất là khó diệt, một phần thì đặt bẫy, một phần thấy thì bắt, chứ không làm sau mà quản lý hết được còn dùng thuốc diệt thì rất nguy hiểm”.

Chuột không ưa nước nên mùa mưa hoặc ruộng ngập nước, sẽ hạn chế bớt việc di chuyển của chuột, số lượng chuột cũng giảm; Khi lúa đẻ nhánh bà con thường rút bớt nước ra khỏi ruộng để rễ lúa ăn sâu vào đất, lúa đẻ nhánh mạnh. Khi gần thu hoạch bà con sẽ rút cạn nước trên đồng để thuận lợi cho việc gặt lúa và đây là lúc chuột cắn phá gây hại. Mặt khác nếu việc tiêu diệt không đồng loạt, thì chuột có thể sang gây hại ở các ruộng lân cận.

Theo các nhà chuyên môn, việc chuột xuất hiện nhiều và gây hại một phần do thời gian các vụ lúa rất gần nhau, nếu không nói là liên tục, làm cho thời gian chuẩn bị đất không nhiều, là điều kiện cho chuột đào hang lẩn trốn trên các bờ ruộng và gây hại khi lúa có trên đồng. Ngoài ra từ đây đến cuối năm lượng mưa giảm, sẽ thuận lợi cho chuột sinh sôi.

Kỹ sư Quách Phước Châu – Phó Chi cục BVTV tỉnh Sóc Trăng cho biết “ Kỹ thuật làm đất của nông dân cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc các loại  dịch hại phát sinh và phát triển, vấn đề thâm canh tăng vụ, vấn đề làm đất không kỹ cũng là điều kiện để dịch hại phát triển. Ngoài ra thì theo trung tâm khí tượng thủy văn, cuối năm 2014, hiện tượng ElNino, bão ấp thấp nhiệt đới giảm, lượng mưa giảm mạnh, thời tiết khô hạn, ở những trà lúa cuối vụ, tỉnh Sóc Trăng cũng sẽ ảnh hưởng

Các nhà chuyên môn khuyến cáo nông dân nên theo dõi đồng ruộng thật kỹ, kịp thời phát hiện và tiêu diệt chuột. Trong những vụ lúa sau cần phát quang bờ ruộng, bờ mương, tìm diệt các ổ chuột ở bờ ruộng ngay từ đầu vụ. Sau thu hoạch nên dọn sạch rơm rạ để hạn chế nơi cư trú của chuột. Các biện pháp diệt chuột cần làm đồng loạt, để tránh chuột di chuyển từ ruộng này sang ruộng khác và gây hại trên diện rộng.

Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=2489&keycon=27&lsk=&keyntc=6


Có thể bạn quan tâm

Tiêu Chuẩn ASC Đầu Tiên Cho Thức Ăn Nuôi Thủy Sản Tiêu Chuẩn ASC Đầu Tiên Cho Thức Ăn Nuôi Thủy Sản

Các Doanh nghiệp tham gia Dự án thức ăn nuôi trồng có trách nhiệm của Hội đồng nuôi trồng thủy sản (ASC) sẽ gặp nhau vào tuần này nhằm tiến hành các cuộc họp nhóm về công tác kỹ thuật đầu tiên.

27/09/2014
Tai Foong USA Bán Cá Rô Phi Được Chứng Nhận ASC Đầu Tiên Ở Mỹ Tai Foong USA Bán Cá Rô Phi Được Chứng Nhận ASC Đầu Tiên Ở Mỹ

Cá rô phi philê 10 oz của công ty đã được bán từ trung tuần tháng 5 tại nhiều siêu thị trên toàn nước Mỹ. Tai Foong USA dự kiến ​​sẽ phân phối cho thêm 5.000 cửa hàng trong năm nay.

27/09/2014
Nuôi Tôm Trên Ruộng Muối Ở Khánh Hòa Nuôi Tôm Trên Ruộng Muối Ở Khánh Hòa

Không những vậy, nghề muối chỉ làm được vào mùa nắng; các tháng còn lại, diêm dân phải bươn chải nhiều nghề khác nhau để lo cho cuộc sống. Trước thực trạng đó, tận dụng những ruộng muối để hoang vào mùa mưa, nhiều diêm dân ở phường Ninh Hải đã mạnh dạn nuôi tôm trên ruộng muối.

28/09/2014
Nâng Cao Nghề Nuôi Thủy Sản Nâng Cao Nghề Nuôi Thủy Sản

Từ kinh phí Trung ương phân bổ theo Chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), vừa qua xã Hoằng Lưu, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) đã đào tạo thành công nghề nuôi trồng thủy sản (NTTS) cho 50 học viên.

28/09/2014
Ngã Năm (Sóc Trăng) Phát Triển Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Trong Mùa Nước Nổi Ngã Năm (Sóc Trăng) Phát Triển Diện Tích Nuôi Trồng Thủy Sản Trong Mùa Nước Nổi

Mùa nước lũ về cũng là lúc nông dân thị xã Ngã Năm (Sóc Trăng) đẩy mạnh các mô hình nuôi thủy sản, trong đó: Mô hình nuôi cá vèo đang được nhiều hộ nông dân quan tâm vì nó đem lại lợi nhuận tương đối cao trong những tháng nông nhàn khi chờ vụ mùa Đông Xuân tới.

28/09/2014