Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hiệu Quả Cao Nhưng Cần Nhiều Vốn

Hiệu Quả Cao Nhưng Cần Nhiều Vốn
Ngày đăng: 24/06/2014

Ngày nay, xu hướng sản xuất theo hướng an toàn đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt trong vấn đề an toàn thực phẩm. Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) là những nguyên tắc được thiết lập nhằm bảo đảm một môi trường sản xuất an toàn, sạch sẽ, không để lại dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và các khả năng nhiễm bẩn thực phẩm, an toàn cho người tiêu thụ.

GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng: lựa chọn địa điểm, sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu, bệnh hại, thu hoạch, đóng gói, tồn trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm, nhằm phát triển nền nông nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn cho người sử dụng, bảo vệ môi trường.

Mãng cầu ta là loại cây ăn trái được trồng phổ biến và lâu đời ở Tây Ninh. Ước tính diện tích mãng cầu ta toàn tỉnh hiện nay khoảng 5.100 ha, tập trung chủ yếu ở các xã ven chân núi Bà Đen và các vùng phụ cận.

Do đó, loại trái cây này đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều nhà vườn trong tỉnh. Mặc dù nông dân Tây Ninh có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất mãng cầu, song các kỹ thuật mới chưa được ứng dụng một cách đồng bộ nên hiệu quả chưa cao.

Đặc biệt, các loại sâu bệnh đáng chú ý như rệp sáp, bọ cánh cứng, ruồi đục trái, bọ trĩ, bệnh thán thư, thối gốc đang phát sinh ngày càng nhiều. Để hạn chế sâu bệnh, nông dân thường dựa vào thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và tăng số lần phun thuốc.

Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc BVTV đã làm tăng tính kháng của sâu bệnh, nhiều loài sâu hại bộc phát thành dịch, buộc phải sử dụng thuốc BVTV nhiều hơn. Do đó, dẫn đến trường hợp dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm vượt quá mức cho phép, khi bán ra sẽ ảnh hưởng sức khoẻ người tiêu dùng, ảnh hưởng môi trường xung quanh.

Việc sản xuất mãng cầu theo mô hình VietGAP hiện là một nhu cầu tất yếu ở Tây Ninh vì sự an toàn của người tiêu dùng, cũng vì tương lai của người sản xuất và hướng phát triển loại trái cây đặc sản này. Tuy nhiên, mô hình còn quá ít hộ sản xuất áp dụng.

Tính đến thời điểm này, ở tỉnh ta chỉ duy nhất có hộ ông Huỳnh Biển Chiêu ở xã Tân Hưng, huyện Tân Châu là được trao giấy chứng nhận mô hình sản xuất mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGAP trên diện tích 5 ha vào tháng 8.2012.

Ông Chiêu cho biết, để thực hiện mô hình sản xuất mãng cầu ta theo tiêu chuẩn VietGAP cần phải thực hiện đúng theo các tiêu chí, trong đó phải xây dựng các kho phân, kho thuốc, kho dụng cụ, nhà vệ sinh; ghi chép hồ sơ, nhật ký sản xuất về đồng ruộng, phân bón, sử dụng thuốc BVTV… Hiện vườn mãng cầu của ông đã được 4 năm tuổi, đạt năng suất 10 tấn/ha, thu lợi nhuận mỗi hecta là 120 triệu đồng/năm.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm mãng cầu của ông là hệ thống siêu thị Coop.Mart ở Tây Ninh và TP. HCM với số lượng khoảng 500kg/lần (hai ngày/lần) và một số chợ ở khu vực miền Tây. Hiện nay, sản phẩm mãng cầu của ông có giá cao hơn thị trường khoảng 5.000 đồng/kg, trong đó trái loại một khoảng 37.000 đồng/kg (4 trái/kg), trái loại hai khoảng 28.000 - 29.000 đồng/kg (5 trái/kg).

Việc áp dụng mô hình sản xuất VietGAP đối với cây mãng cầu giúp làm giảm tối đa thiệt hại do sâu bệnh gây ra, hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV và nâng cao chất lượng của trái mãng cầu.

Tuy mãng cầu Bà Đen đã có thương hiệu nhưng vẫn còn hạn chế về áp dụng tiêu chuẩn sản xuất nông nghiệp tốt do chi phí xây dựng, thực hiện mô hình này khá cao. Ngoài chi phí sản xuất cho một vụ trái khoảng 80 triệu đồng/ha thì còn các chi phí khác cho xây dựng cơ bản như hệ thống điện, phun tưới…

Bên cạnh đó, chủ vườn còn phải tuân thủ các tiêu chuẩn của mô hình như xây dựng kho phân, kho thuốc, kho dụng cụ, nhà vệ sinh… Tổng chi phí xây dựng theo mô hình sản xuất VietGAP có thể lên đến vài trăm triệu đồng. Do đó, muốn thực hiện mô hình này chủ vườn cần phải có đủ khả năng tài chính. Đây chính là khó khăn chung mà nhiều hộ sản xuất gặp phải.

Ông Nguyễn Minh Đức- Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm và thuỷ sản cho biết, bên cạnh vấn đề về vốn đầu tư thì việc làm sao để có thể bảo quản được trái mãng cầu lâu hơn đang là câu hỏi không chỉ của bà con nông dân mà còn của các cấp quản lý.

Theo ông Chiêu, những tháng lạnh thì mãng cầu có thể để được lâu lâu, nhưng với thời tiết nắng nóng như hiện nay thì chỉ khoảng 2,3 ngày là trái mãng cầu đã chín, do đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, đến nay các hộ sản xuất mãng cầu trên địa bàn tỉnh vẫn chưa quan tâm đến việc tuân thủ theo kỹ thuật canh tác, quy cách sản phẩm hướng đến đạt chuẩn GAP nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, bởi chi phí đầu tư quá cao.

Từ đó, sản phẩm mãng cầu ta mới chỉ tiêu thụ ở nội địa, việc tăng sức cạnh tranh ở các thị trường nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn. Nếu giải quyết tốt hạn chế về vốn và có giải pháp tăng thời gian bảo quản, thì người nông dân trồng mãng cầu nói chung và sản phẩm mãng cầu nói riêng sẽ có được hướng phát triển bền vững.


Có thể bạn quan tâm

“Tự Cấp” Vùng Nguyên Liệu - Hướng Phát Triển Bền Vững “Tự Cấp” Vùng Nguyên Liệu - Hướng Phát Triển Bền Vững

Hiện nay, để tránh tình trạng thiếu nguyên liệu, thu mua cạnh tranh, sản xuất đình trệ, nhiều doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản lớn đang ngày càng có xu hướng “tự cấp”.

07/11/2011
Trồng Chanh Chùm Thoát Nghèo Trồng Chanh Chùm Thoát Nghèo

Trước đây cây chanh thường được nông dân trồng xen chứ không ai trồng chuyên canh. Bởi chanh chẳng cho hiệu quả là mấy, bán giá thấp. Cho đến khi có người bạn chuyên bán giống cây trồng ở Bến Tre giới thiệu có giống chanh tàu chùm mới nhập về, thuyết phục mua nên ông Dũng mạnh tay mua về trồng thử trên đất phía sau nhà 2.000 gốc với giá lúc đó là 22.000 đồng/gốc

27/08/2011
Dồn Sức Chống Hạn Cho Lúa Dồn Sức Chống Hạn Cho Lúa

Ông Trần Văn Thọ - PGĐ Cty TNHH MTV QLKTCTTL Quảng Trị cho biết năm nay diễn biến thời tiết, khí hậu bất thuận, vụ đông xuân 2011 kéo dài hơn một tháng nên tình hình nước tưới chống hạn cho lúa vụ hè thu cũng hết sức căng thẳng

03/09/2011
Kết Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Thương Phẩm Ở Na Hang Kết Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Cá Rô Phi Đơn Tính Thương Phẩm Ở Na Hang

Thực hiện Dự án Hỗ trợ nông nghiệp, nông dân và nông thôn (TNSP), năm 2011 Chi cục Thủy sản tỉnh Tuyên Quang đã triển khai thực hiện mô hình “Nuôi cá rô phi đơn tính thương phẩm” tại xã Năng Khả, huyện Na Hang với diện tích 0,5 ha, số lượng cá giống thả nuôi là 10.000 con, có 10 hộ gia đình tham gia. Sau 5 tháng thực hiện mô hình đã cho hiệu quả kinh tế khả quan, mở ra hướng làm kinh tế mới cho các hộ nuôi trồng thuỷ sản ở Na Hang.

16/05/2012
Ứng Dụng Khí Biogas An Toàn Tại Miền Núi An Giang Ứng Dụng Khí Biogas An Toàn Tại Miền Núi An Giang

Nằm trong “Chương trình khí sinh học dành cho ngành chăn nuôi Việt Nam” do Chính phủ Hà Lan tài trợ, Chương trình ứng dụng khí biogas an toàn sinh học được tổ chức thí điểm cho 22 hộ chăn nuôi gia súc ở xã An Nông, huyện miền núi Tịnh Biên, An Giang đã thành công.

02/03/2012
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.