Nghiệm thu Dự án Xây dựng mô hình nhân giống và thâm canh chuối tiêu hồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào tại Yên Bái

Sau thời gian triển khai, Dự án đã tiếp nhận và làm chủ được 3 quá trình: nhân giống, thâm canh và bảo quản cây chuối tiêu hồng nuôi cấy mô tế bào thực vật do Viện Nghiên cứu rau quả chuyển giao.
Dự án đã sản xuất được 130.400 cây chuối tiêu hồng đạt chuẩn, giá thành hạ từ 10 - 15% so với nhập cây từ các địa phương khác; xây dựng mô hình thâm canh chuối tiêu hồng với quy mô 10 ha.
Trong đó, mô hình thâm canh không có tưới, năng suất đạt trung bình là 25,1 tấn/ha và mô hình thâm canh có tưới, năng suất đạt trung bình: 40,79 tấn/ha.
Cây chuối tiêu hồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Yên Bái, sinh trưởng, phát triển tốt và đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Hiện Trung tâm đã đào tạo được 3 cán bộ kỹ thuật chuyên sâu về kỹ thuật nhân giống cây chuối tiêu hồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào; quy trình kỹ thuật thâm canh, bảo quản chuối tiêu hồng;
Tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ thuật cho 150 lượt người dân tại xã Minh Bảo, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái và phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chuối tiêu hồng;
Tổ chức 2 hội nghị đầu bờ để tham quan và giới thiệu quy trình kỹ thuật mới của mô hình.
Theo đánh giá của các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu, việc triển khai thực hiện Dự án đã hoàn thành các mục tiêu, nội dung theo đúng thuyết minh đề tài đã được phê duyệt; chuyển giao công nghệ hoàn thành theo đúng yêu cầu.
Dự án được thực hiện đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
Dự án được nghiệm thu với kết quả khá.
Có thể bạn quan tâm

Xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) có diện tích nuôi thủy sản khá lớn trên 890ha (chủ yếu nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng).

Năm 2014, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có kế hoạch nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1.000 ha, tổng sản lượng khai thác đạt gần 1.600 tấn thủy sản các loại, trong đó nuôi thủy sản nước lợ 330 ha, sản lượng khoảng 320 tấn (với 46 ha nuôi công nghiệp, thâm canh và trên 284 ha nuôi quảng canh cải tiến); 688 ha nuôi thủy sản nước ngọt.

Sáng 5.2 (tức mùng 6 Tết Giáp Ngọ), hàng trăm chiếc tàu thuyền của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... đã mở biển, bắt đầu cho mùa khai thác năm mới trên ngư trường Trường Sa.

Ngày 25/10/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.

Nghề nuôi ong lấy mật từ hoa bạc hà đã có từ lâu ở Đồng Văn cũng như các huyện miền núi của tỉnh Hà Giang. Tuy nhiên, người nuôi chủ yếu mang tính tự phát, nhỏ lẻ, không theo quy trình hợp lý nên sản lượng và chất lượng sản phẩm rất thấp.