Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dưa hấu bén duyên ở Vinh Lộc (Thừa Thiên Huế)

Dưa hấu bén duyên ở Vinh Lộc (Thừa Thiên Huế)
Ngày đăng: 10/08/2015

Sống khỏe nhờ dưa hấu

Vào “lãnh địa” dưa hấu xã Vinh Mỹ, đã nghe người dân bàn tán nhiều về loại cây đặc trưng này. Ghé thăm ông Mai Thuần, thôn 4, một trong những người đầu tiên đặt cây dưa hấu vào đất Vinh Mỹ. Mới gặp nhau, ông Thuần thực lòng: “Nhà tui không trồng dưa hấu chắc giờ sống chật vật lắm”.

Ông Mai Thuần-“vua dưa” ở thôn 4 xã Vinh Mỹ

Là cựu chiến binh trở về từ chiến trường vùng Thượng Lào vào năm 1981, ngày đó, gia đình ông Thuần sống dựa vào khu vườn nhỏ quanh năm xoay vầng với mía, môn, khoai, sắn. Năm 1998, ông tìm hiểu đưa cây dưa hấu vào vườn nhà nhưng không hiệu quả. Sau năm 2010, được cán bộ huyện về tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ giống dưa An Tiêm 107, ông Thuần mạnh dạn trồng thử 1 sào.

Tưởng trồng chơi, ai ngờ ăn thiệt. Năm đó, với 4 luống dưa trồng từ tháng 2 ( m lịch) sau hơn 70 ngày, bình quân mỗi luống bán quả, dư 2,5 triệu đồng. Lãi gấp 3 lần so với cây đậu phụng (lạc) và khoai lang. Năm sau, ông tìm mua giống dưa hấu An Tiêm 107 và bám kỹ thuật đã tập huấn để nhân rộng diện tích trồng. Ông nói: “Bây giờ, đúng lịch chỉ cần vài ngày công lên luống và chuẩn bị một cơ số phân chuồng lúc dưa cần là bổ sung”.

Qua nhiều vụ, ông Thuần đã trở thành người có tiếng trồng dưa hấu ở Vinh Mỹ. Như vụ dưa này, với 4 sào, ông đã thu đợt 1 bán dịp Tết Đoan Ngọ được 6 tấn, giá bán tận vườn mỗi kg 5nghìn đồng, thu 30 triệu đồng, lãi ròng 25 triệu đồng. Ngồi bên vườn dưa xanh tốt đang cho trái chuẩn bị thu hoạch đợt 2, ông nói: “Nhà có 4 đứa con ăn học. Nhưng nhờ có nguồn thu từ dưa hấu nên không đến nỗi phải chạy vạy ngược xuôi”.

Trên đường ra đồng dưa hấu thôn Nghi Xuân (Vinh Giang)

Ở Vinh Mỹ số hộ trồng dưa hấu như ông Mai Thuần hiện nay đã lên con số hàng chục. Trường hợp nhà ông Vương Năm ở cách ông Thuần khoảng 200 mét cũng là điển hình. Vườn nhà ông Năm không rộng, hàng năm phải thuê thêm những quỹ đất ở nhà thờ, ruộng hoang để trồng dưa. Cô con gái đầu ông Năm phấn khởi khoe: “Kể từ ngày tiếp cận kỹ thuật cách trồng dưa hấu cán bộ huyện chuyển giao, năm mô gia đình cũng trồng 3 - 4 sào. Lúc giá dưa đạt, thu nhập mỗi vụ đạt 30 - 40 triệu đồng. Nhờ cây dưa, gia đình tôi sống thoải mái, có điều kiện sắm sửa các vật dụng trong nhà”...

Vùng đất hợp trồng dưa

Rời Vinh Mỹ, tôi về thôn Nghi Xuân (Vinh Giang)-nơi mà các tư thương rỉ tai là “vựa dưa” ngon, ngọt hơn nơi khác. Trên con đường nhỏ nối từ trung tâm xã vào thôn, nhiều thương lái trên xe máy, xe tải vào ra mua dưa nhộn nhịp.

Ông Nguyễn Duy Thắng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vinh Giang cho biết, gần đây quỹ đất ở đội 1,5,7, thôn Nghi Xuân không chủ động nguồn nước nên trồng cây đậu, khoai môn và lúa không hiệu quả nhưng đưa cây dưa An Tiêm 107 xuống là “ăn ngay”.

Chưa kịp thắc mắc, ông Thắng đã thuyết giải như một kỹ sư nông nghiệp, quỹ đất được chuyển sang trồng dưa là ruộng cát nằm bên chân phá Cầu Hai. Vào mùa mưa thường bị nhiễm mặn, nhờ đó mà mùa hè lại giàu kali. Đất giàu kali là trồng dưa hấu rất hợp, trái lớn, ruột đỏ đến tận vỏ, ngon và có vị ngọt thanh. Thương lái và người dân khắp nơi rất chuộng.

Vừa đếm dưa cho thương lái tại đồng Nghi Xuân, ông Lê Truyện chia sẻ, gia đình trồng hơn 3 sào dưa. Ban đầu cứ nghĩ thí điểm của xã, huyện, nhưng 3 năm nay đúng là cây dưa hấu đã mang lại cho gia đình thu nhập khá. “Mỗi sào với 4 luống mình thu 8 - 10 triệu đồng/vụ. Đất ở đây “xấp dỡ” không cao, không thấp không khô, không ướt, trồng lúa không được, lạc, khoai cũng không ăn thua, chỉ có cây dưa hấu là phù hợp”-ông Truyện rút ra kinh nghiệm quý báu sau bao nhiêu năm loay hoay thử đủ loại cây trồng trên đất chua, mặn của mình.

Có “thương hiệu” trồng dưa hấu lớn nhất xã Vinh Giang là vợ chồng anh Trần Văn Bi, thôn Nghi Xuân. Lúc vợ chồng ngồi phân loại dưa vừa hái bên đồng và lần lượt cho vào sọt đợi tư thương đến chở, thấy chúng tôi tò mò muốn tìm hiểu, chị Lê Thị Năm, vợ anh Bi vui vẽ nói: “Đất đây hợp với cây dưa hấu, chỉ đầu tư ít công và giống hạt gieo xuống vào đầu tháng 2 ( m lịch) là đến dịp Tết Đoan Ngọ, hoặc Rằm tháng 7 là thu tiền.

Chị Lê Thị Năm đang tập kết dưa chuyển cho thương lái

Gia đình anh chị canh tác đúng 1 ha để trồng dưa hấu. Mỗi vụ chỉ trồng trong khoảng 2 tháng nhưng anh chị cũng kiếm được 50-60 triệu đồng. Khi hỏi về đầu ra, chị Năm phấn khởi: Cứ đến mùa thu hoạch là thương lái các nơi về mua. Không hiểu sao họ lại “mặc định” từ 2-3 năm nay dưa hấu ở Vinh Giang có vị ngon lạ. Người tiêu dùng ăn là phân biệt với dưa nơi khác.

Không phải đến khi nghe ông Thắng hay chị Năm tự tin về dưa hấu ở vùng khu 3, trước đó, tôi đã nghe những điều thú vị này qua các thương lái xuôi ngược bên QL49B. Đúng với đất khu 3 (Phú Lộc), dãy đất thường xuyên nhiễm mặn nhưng lại rất hợp để trồng dưa hấu mà qua nhiều năm trồng người dân đã nghiệm ra.

Ông Nguyễn Văn Thông, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Lộc cho biết: Cây dưa hấu có mặt ở khu 3 vào năm 2010. Ban đầu chỉ 10 ha, đến nay có khoảng 115ha; trong đó, Vinh Mỹ 30ha, Vinh Giang 32ha, Vinh Hiền 27ha; số còn lại ở xã Vinh Hải và Vinh Hưng. Năng suất bình quân 25 - 30 tấn/ha/vụ. Một số bà con nhờ cây dưa hấu đã thoát nghèo, khấm khá.

Ông Trần Nguyễn Minh Quân, Phó trưởng Phòng phụ trách Phòng Công thương Phú Lộc nói: Cây dưa hấu ở khu 3 được thiên nhiên ưu ái, bà con chăm sóc đơn giản, không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, nhưng mang lại hiệu quả cao. Quả lớn, ngon, ngọt hơn nơi khác. Hiện dưa hấu ở khu 3 đang được UBND huyện Phú Lộc làm các thủ tục xây dựng nhãn hiệu tập thể lấy tên là “Dưa hấu Vinh Lộc”, đề nghị Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học & Công nghệ) cấp chứng chỉ nhằm tạo điều kiện cho người dân địa phương thuận lợi sản xuất, trao đổi đầu ra ổn định.


Có thể bạn quan tâm

Rau Rớt Giá Nông Dân Điêu Đứng Rau Rớt Giá Nông Dân Điêu Đứng

Xã Tân An là một trong những vựa rau lớn của Gia Lai nói chung và huyện Đak Pơ nói riêng. Thế nhưng những ngày qua, bầu không khí ảm đạm đang bao trùm khắp nơi đây, bởi lẽ người dân phải bán tống bán tháo hoa màu, thậm chí phá bỏ cho gia cầm, gia súc ăn vì giá quá rẻ.

03/03/2015
Kbang Hướng Đến Nền Nông Nghiệp Bền Vững Kbang Hướng Đến Nền Nông Nghiệp Bền Vững

Để thúc đẩy nền nông nghiệp huyện nhà phát triển theo hướng bền vững, ngành Nông nghiệp huyện Kbang đã tích cực triển khai nhiều biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân trên địa bàn huyện, tiến tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo.

03/03/2015
Ngày Xuân Lên Nương Ngày Xuân Lên Nương

Sáng mùng 2 Tết, sau bữa cơm quần tụ với con cháu, gia đình, bác Lê Thị Tình (54 tuổi), ở làng Bi, xã Ia Dom đã tranh thủ lặn lội lên vườn cách nhà hơn 2 km để nhặt hạt điều. “Vườn xa nhà nên sợ mất trộm, Tết nhất vẫn tranh thủ đi nhặt hạt từ các quả chín rụng xuống đất. Thấy của phơi ngoài vườn ngồi không yên được, bởi tiền bạc lo lắng mọi việc, kể cả con cái học hành đều trông cả vào đó”- bác Tình, tâm sự.

03/03/2015
Ngư Dân Khánh Hòa Được Mùa Ruốc Ngư Dân Khánh Hòa Được Mùa Ruốc

Chiều mùng 6 Tết, tại khu vực bến thuyền nhỏ ở tổ dân phố Thủy Đầm, phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), cảnh mua bán ruốc diễn ra khá tấp nập. Dưới bến, nhiều chiếc thuyền thúng liên tục chuyển ruốc từ những con tàu đậu ngoài xa vào bờ. Trên bến, hàng chục người đang tất bật bốc xếp những sọt ruốc tươi rói cân bán cho các thương lái.

03/03/2015
Giá Trị Nuôi Trồng Và Khai Thác Thủy Sản Tháng 2 Đạt 98,5 Tỷ Đồng Giá Trị Nuôi Trồng Và Khai Thác Thủy Sản Tháng 2 Đạt 98,5 Tỷ Đồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, cơ sở sản xuất giống thủy sản chuẩn bị cải tạo ao, bể ương, lấy nước dự trữ ương nuôi giống, xác định nhu cầu con giống của các địa phương và các vùng lân cận. Xây dựng kế hoạch sản xuất ngay từ đầu năm, để kịp thời cung ứng giống phục vụ người nuôi bảo đảm kịp thời vụ.

03/03/2015