Nhà vườn cù lao đốn nhãn... trồng nhãn
Chia tay cây nhãn da bò!
Cây nhãn da bò đã gắn bó với nhà vườn ở đầu cù lao Minh mấy chục năm nay, đã giúp nhiều nhà vườn giảm nghèo tiến lên khá giàu, được nhà vườn cù lao đánh giá là “cây có năng suất cao, dễ trồng, dễ bán”.
Thật vậy cây nhãn da bò không kén đất, không cần chăm sóc thường xuyên, chỉ cần bón phân, tưới nước ở những thời điểm thích hợp, có thể cho trái quanh năm, năng suất cao trung bình 10 tấn/ha.
Nhiều hộ dân, nhiều cơ quan “trồng chơi” vài cây trước sân để che mát nhưng mỗi năm cũng có thể cho vài triệu đồng. Trái nhãn da bò rất dễ bán, nhà vườn thường bán “xô” cho thương lái, trái lớn thì đóng rổ bán tươi, trái nhỏ kể cả những trái rụng, giập thì đưa vô lò sấy.
Chính vì vậy nhãn da bò được nhiều nhà vườn ưa chuộng, diện tích trồng tăng nhanh: năm 2000 đạt gần 2.200ha, chiếm 61% diện tích vườn ở 4 xã cù lao. Nhưng từ năm 2000 trở đi, nhãn da bò bị bệnh chổi rồng, năng suất sụt giảm.
Nhà vườn tích cực chữa trị, có sự hỗ trợ của Nhà nước nhưng hiệu quả không cao, bệnh kéo dài. Một số nhà vườn chữa trị đạt kết quả tốt nhưng chi phí cao, không còn lời nhiều và nhiều nhà vườn đã quyết định chia tay cây nhãn da bò.
Nhãn Ido, xuồng cơm vàng thay thế
Nhãn Ido và xuồng cơm vàng đã có mặt ở đầu cù lao Minh hơn 20 năm nay. Nhãn Ido tuy hơi khó làm trái nhưng có ưu điểm là năng suất cao, chất lượng trái cao và có thể cho trái quanh năm.
Nhãn xuồng cơm vàng năng suất trung bình, dễ rụng trái khi thu hoạch nhưng tự ra hoa theo mùa và chất lượng trái cao.
Tuy nhãn Ido và xuồng cơm vàng có nhiều ưu điểm- nhất là chất lượng trái cao- nhưng xuất hiện vào thời điểm hoàng kim của nhãn da bò nên bị lu mờ, mặt khác nhãn Ido và xuồng cơm vàng chỉ bán nhãn tươi, không sấy được nên nhà vườn sợ khó khăn trong khâu tiêu thụ và ít chú ý.
Đến nay, khi nhãn da bò bị sâu bệnh kéo dài nhà vườn “bó tay” thì phải chuyển đổi. Đến giữa năm nay, ở đầu cù lao Minh đã có 997ha nhãn da bò bị đốn, phần lớn chuyển sang trồng nhãn Ido và xuồng cơm vàng.
Phương châm làm vườn trong cơ chế thị trường là trồng những loại trái cây thị trường ưa chuộng, chứ không phải loại trái cây nhà vườn thích. Hiện nay nhãn Ido và xuồng cơm vàng được thị trường rất ưa chuộng, luôn được giá, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Chính vì vậy, khi nhãn da bò bị bệnh, tuy gây thiệt hại nhiều nhưng là cơ hội để nhà vườn chuyển đổi giống cây trồng mới, nâng cao chất lượng vườn cây ăn trái, nâng cao hiệu quả kinh tế vườn.
Song vấn đề đặt ra hiện nay là diện tích nhãn Ido và xuồng cơm vàng ngày càng tăng, thời gian tới sẽ cho một sản lượng trái lớn và đã xuất hiện sâu bệnh (nhãn Ido đã có hiện tượng nhiễm bệnh chổi rồng). Vì vậy cần có biện pháp tích cực để phòng trị sâu bệnh và xúc tiến việc hợp tác, liên kết tìm thị trường tiêu thụ ổn định.
Có thể bạn quan tâm

Cục trưởng Nguyễn Trọng Thừa đã phát biểu như vậy trong Hội thảo nông nghiệp quốc tế với chủ đề “Giải pháp giảm chi phí sản xuất mía để nâng cao thu nhập cho người nông dân” do tập đoàn Thành Thành Công tổ chức tại TP Hồ Chí Minh ngày 14/7/2014.

Thay vì sản xuất bằng phương pháp thủ công, tiêu thụ nhỏ lẻ, thời gian gần đây, một số doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã quan tâm hơn đến việc đầu tư máy móc, thiết bị, sản xuất sạch… nhằm đưa sản phẩm vào các siêu thị, trung tâm thương mại lớn.

Hôm qua (15/7), tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát và Bộ trưởng Bộ TN-MT Nguyễn Minh Quang đồng chủ trì Hội nghị bàn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN nông lâm nghiệp theo Nghị quyết 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Với mong muốn thúc đẩy phát triển, tăng cơ hội quảng bá và kích cầu thị trường cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh cà phê, Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (VICOFA) phối hợp với Trung tâm Phát triển doanh nhân Việt Nam tổ chức chương trình Lễ hội quảng bá và thử nếm cà phê tại TP.Hồ Chí Minh trong hai ngày 4-5/12/2014.

Để phát triển CĐL theo tinh thần QĐ số 62/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết SX gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL, Cty CP BVTV An Giang (AGPPS) và TCty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) đang chuẩn bị kế hoạch hợp tác liên minh chiến lược SX lúa gạo. Dự kiến CĐL liên kết sẽ mở rộng quy mô diện tích tăng 30% trên tổng diện tích SX lúa ở ĐBSCL.