Nghiệm thu Dự án Xây dựng mô hình nhân giống và thâm canh chuối tiêu hồng bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào tại Yên Bái

Sau thời gian triển khai, Dự án đã tiếp nhận và làm chủ được 3 quá trình: nhân giống, thâm canh và bảo quản cây chuối tiêu hồng nuôi cấy mô tế bào thực vật do Viện Nghiên cứu rau quả chuyển giao.
Dự án đã sản xuất được 130.400 cây chuối tiêu hồng đạt chuẩn, giá thành hạ từ 10 - 15% so với nhập cây từ các địa phương khác; xây dựng mô hình thâm canh chuối tiêu hồng với quy mô 10 ha.
Trong đó, mô hình thâm canh không có tưới, năng suất đạt trung bình là 25,1 tấn/ha và mô hình thâm canh có tưới, năng suất đạt trung bình: 40,79 tấn/ha.
Cây chuối tiêu hồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Yên Bái, sinh trưởng, phát triển tốt và đem lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Hiện Trung tâm đã đào tạo được 3 cán bộ kỹ thuật chuyên sâu về kỹ thuật nhân giống cây chuối tiêu hồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào; quy trình kỹ thuật thâm canh, bảo quản chuối tiêu hồng;
Tổ chức 3 lớp tập huấn kỹ thuật cho 150 lượt người dân tại xã Minh Bảo, xã Tuy Lộc, thành phố Yên Bái và phường Tân An, thị xã Nghĩa Lộ về kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản chuối tiêu hồng;
Tổ chức 2 hội nghị đầu bờ để tham quan và giới thiệu quy trình kỹ thuật mới của mô hình.
Theo đánh giá của các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu, việc triển khai thực hiện Dự án đã hoàn thành các mục tiêu, nội dung theo đúng thuyết minh đề tài đã được phê duyệt; chuyển giao công nghệ hoàn thành theo đúng yêu cầu.
Dự án được thực hiện đã góp phần thay đổi nhận thức của người dân và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
Dự án được nghiệm thu với kết quả khá.
Related news

Hiện nay, diện tích chuyên NTTS ở các vùng triều trên địa bàn tỉnh là 18.050 ha, trong đó, nuôi nước ngọt 10.350 ha; nuôi nước mặn, lợ 7.700 ha. Để hoạt động NTTS của người dân đạt hiệu quả, ngay từ đầu vụ nuôi ngành thủy sản đã phối hợp với các địa phương tăng cường tập huấn, hướng dẫn cho nông dân về các đối tượng nuôi, quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

Chi cục Nông - lâm sản và Thủy sản cho biết, toàn tỉnh hiện có trên 20 cơ sở sản xuất khô được cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, số cơ sở chưa được cấp giấy chứng nhận còn khá nhiều. Đơn vị đang tiếp tục hướng dẫn cơ sở hoàn thiện thủ tục theo đúng quy định để việc sản xuất khô đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chỉ với những cột "chà" được làm bằng tre và lá dừa thả chìm dưới đáy biển ngư dân ở các xã bãi ngang ven biển Mộ Đức (Quảng ngãi) đã có thể dụ được cá, mực... vào trú ngụ để đánh bắt. Thả "chà" là một "sáng tạo đặc biệt" của những ngư dân vùng bãi ngang từ bao đời nay.

Hiện toàn huyện Định Quán đang có 148 trang trại, hộ gia đình tham gia nuôi cá sấu với tổng cộng trên 94 ngàn cá thể. Đây là loài động vật hung dữ, vì vậy ngoài việc yêu cầu các hộ chăn nuôi tuân thủ nghiêm ngặt về quy cách chuồng trại, đòi hỏi các ngành chức năng phải có biện pháp để đảm bảo an toàn trong chăn nuôi.

Trong bối cảnh ngành chăn nuôi đang yếu thế khi phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu thì sắp tới, ngành này lại phải đối mặt với con sóng lớn khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết. Đặc biệt, chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ là đối tượng bị tổn thương nhiều nhất.