Nghêu Thương Phẩm Giá Tăng Cao
Giá nghêu thương phẩm ở vùng nuôi nghêu xuất khẩu ven biển thuộc các xã Tân Thành, Tân Điền, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) đang có giá cao, nông dân nuôi nghêu rất phấn khởi.
Ông Lê Nhật Trường, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Gò Công Đông cho biết, gần đây giá nghêu đang có chiều hướng gia tăng sau thời gian đứng ở mức thấp. Theo ông, giá nghêu tăng là do sản lượng nghêu ở các tỉnh phía Bắc sụt giảm, bởi ảnh hưởng của thiên tai. Hiện nghêu được thương lái thu mua với giá từ 20.000 - 22.000 đồng/kg, tăng hơn 4.000 đồng/kg so với tháng trước. Với giá này, mỗi ha nghêu năng suất 20 tấn cho giá trị hơn 400 triệu đồng.
Tiền Giang hiện có 2.000 ha nghêu, trong đó có 350 ha nghêu giống. Trung bình mỗi năm, vùng nuôi nghêu hàng hóa Gò Công Đông cung ứng khoảng 20.000 tấn nghêu nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Để giúp nghề nuôi nghêu phát triển bền vững, địa phương đã qui hoạch vùng nuôi nghêu tập trung, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, quản lý tốt các bãi nghêu sinh sản, nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản vừa cung ứng nguồn giống ổn định cho nhu cầu của nông dân.
Có thể bạn quan tâm
Nông dân Đà Lạt đã quen “thâm canh” rau với việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để đạt năng suất tối đa. Bởi vậy, khi quay trở lại cách trồng rau kiểu “các cụ” - trồng rau theo hướng hữu cơ - họ đã phải thay đổi rất nhiều trong tư duy và trong thói quen. Làm sao để sản xuất ra những cây rau thương phẩm an toàn, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, người nông dân, bảo vệ môi trường cũng là vấn đề được đặt ra khi Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng thực hiện mô hình Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ tại thành phố Đà Lạt.
Ông Đặng Phúc, Giám đốc Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây trồng Phú Yên cho biết, với 22ha đất sản xuất lúa 2 vụ tại 2 trại giống ở Hòa An (Phú Hòa) và Hòa Đồng (Tây Hòa), mỗi năm, đơn vị cung ứng cho thị trường hơn 220 tấn lúa giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng.
Những cuối tháng 10, nông dân xã Vũ An (Kiến Xương) tấp nập làm đất, bón phân, đánh rạch trồng khoai tây. Không ai bảo ai nhưng ai cũng có một mong ước chung là “mưa thuận gió hòa” thu hoạch trước tết để bán được giá cao.
Năm 2013, Trạm Khuyến Nông lâm ngư (KNLN) thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) đã thực hiện mô hình trồng nấm rơm và tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho 30 hộ dân ở phường Thủy Lương và phường Thủy Phương thực hiện mô hình.
Cùng chung niềm đam mê công việc trồng nấm, ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học Nông lâm TP.HCM, chuyên ngành công nghệ sinh học năm 2012, Cao Ngọc Hải và Bồ Bảo Giang đã xây dựng trang trại trồng nấm linh chi và nấm bào ngư. Bằng sự năng động và vốn kiến thức tích lũy được trong 4 năm đại học, hai chàng trai đã thành công với nghề trồng nấm.