Nghêu Chết Hàng Loạt, Ước Thiệt Hại Khoảng 300 Tỉ Đồng Ở Tiền Giang

Từ đầu tháng 2-2013 đến nay, các sân nghêu khu vực biển Tân Thành huyện Gò Công Đông, Tiền Giang chết hàng loạt với diện tích nghêu chết cao kỷ lục hơn 1.300 ha, ước thiệt hại gần 300 tỉ đồng. Dù chưa, xác định được chính xác tác nhân chính gây chết nghêu nhưng cả người dân và cơ quan chức năng bước đầu đều nhận định có thể do ô nhiễm môi trường vùng nuôi.
Ông Trần Văn Vinh, "đại gia" nuôi nghêu ở ấp Cầu Muống, xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, nhận định: Tình hình nghêu chết hàng loạt năm nay khác biệt so với năm 2010 và năm 2011. Những năm nghêu chết trước đây thường thì cứ 3-4 sân nghêu bị chết thì có 1 sân nghêu vẫn bình thường và hầu chết các sân nghêu ven bờ đều chết nhiều hơn các sân nghêu ngoài khơi. Năm nay, tất cả các sân nghêu đều chết hàng loạt vơi tỷ lệ thiệt hại cao hơn hai năm 2010 và năm 2011, nhiều sân nghêu chết tới 100%.
Chi cục Thú y tỉnh Tiền Giang cũng cho biết, từ đầu năm đến nay đơn vị này đã thực hiện 3 đợt thu mẫu giám sát sự lưu hành mầm bệnh ký sinh trùng nội bào Perkinsus sp trên nghêu nuôi khu vực Cồn Vạn Liễu, Cồn Ông Mão, sân nghêu ấp Tân Phú (khu vực biển Tân Thành). Kết quả cho thấy nghêu nuôi tại các vùng giám sát đều có cảm nhiễm ký sinh trùng Perkinsus sp nhưng cường độ cảm nhiễm thấp, thậm chí thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái nên chưa đủ cơ sở khẳng định đây là nguyên nhân gây chết nghêu.
Bên cạnh đó, kết quả quan trắc môi trường cho thấy một số chỉ tiêu môi trường (nhiệt độ, độ mặn) tại vùng nuôi nghêu vẫn duy trì trong giới hạn cho phép dù độ mặn năm nay cao hơn so với cùng kỳ năm 2012. Do đó, Chi cục Thú y bước đầu nhận định có nhiều khả năng nghêu chết liên quan đến ô nhiễm môi trường vùng nuôi. Để hạn chế thiệt hại, Chi cục Thú y khuyến cáo người nuôi nghêu cần tranh thủ thu hoạch đối với nghêu lớn. Theo kết quả thống kê từ bản tự khai thiệt hại của người nuôi nghêu từ UBND xã Tân Thành (huyện Gò Công Đông), tính đến ngày 18-3-2013, khu vực biển Tân Thành có 183 hộ có nghêu chết trên diện tích 1.311,69 ha, với sản lượng nghêu thiệt hại 16.483 tấn, ước tính thiệt hại khoảng 296,694 tỉ đồng.
Có thể bạn quan tâm

Đoàn doanh nghiệp TP HCM đã tổ chức chuyến khảo sát thị trường Nga để tìm đường xuất khẩu hàng sang thị trường tiềm năng này

Trong nuôi thủy sản hiện nay, bệnh cong thân và đục cơ trên tôm nuôi (đặc biệt là tôm thẻ chân trắng) thường xảy ra, nhiều nhất ở những ao có độ mặn thấp và nuôi với mật độ dày.

Nghề rùng cá là nghề truyền thống của ngư dân các xã ven biển của tỉnh Nam Định. Trải qua bao thăng trầm, đến nay nghề rùng cá vẫn được gìn giữ bởi nhiều thế hệ ngư dân, vừa tạo thêm thu nhập, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa trong đời sống lao động sản xuất của người dân nơi đây.

Từ đầu tháng 9 đến nay, cá, tôm, cua, hàu nuôi trên sông Chà Và (xã Long Sơn, TP.Vũng Tàu) liên tiếp bị chết hàng loạt khiến người nuôi trồng thủy sản hoang mang và bức xúc.

Từ năm 2015 UBND huyện Bến Lức, tỉnh Long An đã chỉ đạo cho Phòng Nông nghiệp và PTNT cùng với Trạm Khuyến nông tổ chức thực hiện chương trình hỗ trợ heo giống chất lượng cao cho bà con chăn nuôi tại các xã quy hoạch phát triển chăn nuôi của huyện.