Cá lóc đạt tiêu chuẩn VietGAP được bao tiêu sản phẩm

Đây là lô hàng nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP. Theo đó, sản lượng được bao tiêu hằng năm đối với hộ ông Phước từ 2 – 2,5 tấn/năm.
Kích cỡ cá từ 500 gram/con trở lên.
Giá mua sẽ cao hơn giá thị trường 1.000 đồng/kg (giá thị trường được xác định trên cơ sở giá tham chiếu từ 3 vựa cá lớn nhất của TP. Long Xuyên).
Hiện nay, đã có 1 cơ sở nuôi cá lóc, 1 cơ sở nuôi lươn, 6 hộ nuôi tôm càng xanh trên địa bàn tỉnh đạt chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP sẽ được Trung tâm Giống Thủy sản tỉnh cung cấp cho các bếp ăn tập thể trường học, bệnh viện, nhà hàng, siêu thị Co.opMart...
Có thể bạn quan tâm

Ngày 11/9, đoàn công tác của Viện Chăn nuôi thuộc Bộ NN&PTNT do ông Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng làm trưởng đoàn đã tiến hành nghiệm thu Dự án chăn nuôi gà thịt lông màu đảm bảo an toàn sinh học tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành Kế hoạch số 3106/KH-UBND về việc xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) cúm gia cầm và Niu-cát-xơn (còn gọi là bệnh gà rù) đối với gà, hướng tới đạt yêu cầu xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương giai đoạn 2015-2020.

UBND thành phố Hà Nội đã chấp thuận về chủ trương theo đề xuất của Sở Kế hoạch và đầu tư về việc bổ sung quy mô dự án “Thuê đất trồng cỏ nuôi bò sữa tự nhiên tại khu đất bãi ven sông Hồng (xã Văn Khê và Hoàng Kim, huyện Mê Linh)".
Sử dụng vắc-xin để tạo kháng thể giúp cho đàn gia cầm miễn nhiễm với virus cúm H5N1 là việc làm phổ biến được ngành thú y thực hiện hiệu quả trong những năm qua.

Theo kế hoạch tái cơ cấu ngành chăn nuôi, đến năm 2020, tồng đàn bò sữa của tỉnh Sóc Trăng sẽ tăng lên 17.800 con, (tăng hơn 10.000 con so với hiện nay). Do đó tỉnh đang xúc tiến các phương pháp tăng số lượng đàn bò sữa, chủ yếu bằng 2 cách là tăng cơ học và sinh học.