Làm giàu từ nuôi cá rô đồng

Thương lái mua với giá khoảng 35 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, mỗi vụ cá gia đình tôi thu hơn 100 triệu đồng.
Gia đình ông Hải thu hoạch cá
Do đã có nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản, năm 2010, ông Hải chuyển đổi sang nuôi cá rô đồng.
Ban đầu với 2 triệu đồng tiền con giống, sau 4 tháng chăm sóc, ông thu lợi trên 100 triệu đồng.
Thành công bước đầu đã tạo thuận lợi và niềm tin để ông duy trì nuôi cá rô đồng cho đến nay.
Ông Hải cho hay: Tôi rất đam mê các loại thủy sản nên trước đây có nuôi nhiều loại cá nhưng hiệu quả kinh tế không cao.
Tình cờ được biết về mô hình nuôi cá rô đồng cho lời cao nên tôi chủ động tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm chăm sóc.
Sau một thời gian nuôi, tôi nhận thấy so với các loại cá khác thì rô đồng không những cho lợi nhuận cao hơn mà còn ít gặp rủi ro bệnh tật và được thị trường ưa chuộng.
Cá rô đồng còn có ưu điểm tự tạo ôxy nên có thể nuôi với mật độ lớn mà không cần nhiều diện tích.
“Điều quan trọng khi nuôi cá phải xử lý tốt đáy ao, nhất là trước khi thả lứa mới.
Đầu tiên phải bơm cạn nước, sau đó xử lý vôi, muối hạt rồi phơi khô 3 ngày, sau đó mới bơm nước vào, bơm dần dần cho đến khi mực nước lên đến khoảng 1m mới thả cá bột.
Trong quá trình nuôi, việc lựa chọn thức ăn cho phù hợp và phương pháp cho ăn đúng kỹ thuật phải được quan tâm hàng đầu.
Bởi đây là yếu tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng của cá.
Nếu xử lý ao nuôi tốt và cho ăn đúng kỹ thuật, mỗi năm có thể nuôi được 3 vụ cá” - ông Hải chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Điềm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tiến Hưng cho biết: Ao nuôi cá rô đồng của ông Hải được đánh giá là cách làm làm hay, cho hiệu quả kinh tế cao, đồng thời là giải pháp tốt để các hộ ít đất sản xuất học hỏi kinh nghiệm.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, đến nay, toàn huyện đã thu hoạch gần 6.000ha mía, chiếm hơn 71% diện tích toàn huyện. Hiện tại, các vùng mía thường bị ngập sâu ở các xã như: Hòa Mỹ, Phương Bình, Hòa An, Phụng Hiệp,… bà con thu hoạch mía cơ bản dứt điểm, chỉ còn lại ở những địa phương có nền đất cao, không bị đe dọa nước lũ.

Anh Đạo cho biết, mới đầu nghĩ chỉ thử làm cho vui, nào ngờ cây mướp lại đậu trái ngoài mong đợi. Để có được những quả mướp hương dài, thơm như vậy, anh đã gieo đồng thời 7 hạt mướp hương với 7 hạt mướp giống quả dài. Khi cây nảy mầm, phát triển được 15 ngày, anh Đạo cắt ngọn mướp hương ghép vào gốc mướp quả dài.

Mô hình chuyển đổi đất sản xuất 3 vụ lúa kém hiệu quả sang trồng bắp lai được triển khai tại xã Ân Phong, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định trong vụ Mùa 2014, quy mô 4,3 ha, gồm 32 hộ tham gia, sản xuất bằng giống bắp PAC 999 và CP 333. Nhà nước hỗ trợ 100% giống, 30% vật tư phân bón, tập huấn kỹ thuật...

Huyện Si Ma Cai (Lào Cai) đang triển khai trồng thêm 2 ha cây tam thất tại thôn Đội 4, xã Nàn Sán (1 ha); thôn Ngã 3, xã Mản Thẩn (1 ha) và giao cho các nhóm hộ thực hiện. Hiện nay, việc làm giàn cơ bản đã xong, giống cây cũng đã sẵn sàng để tiến hành trồng ngay trong tháng 11 này. Ước tính kinh phí đầu tư trồng 1 ha tam thất từ 700 đến 800 triệu đồng.

Mấy năm gần đây, diện tích trồng điều ở Bình Phước bị thu hẹp do một bộ phận nông dân chặt bỏ để trồng cây công nghiệp hoặc cây ăn trái có giá trị hơn. Tuy nhiên, không ít hộ vẫn giữ vườn điều và thu nhập cao bằng cách trồng xen ca cao, cây ăn trái. Hộ chị Nguyễn Thị Thanh Thủy ở thôn 12, xã Long Hà (Bù Gia Mập) đã giàu lên nhờ trồng xen ca cao vào vườn điều.