Nghệ An Hội Thảo Các Giải Pháp Nuôi Tôm Mùa Nắng
Sáng ngày 16/6, tại huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam, chi nhánh Nghệ An đã tổ chức hội thảo “EMS – giải pháp phòng ngừa và kỹ thuật nuôi tôm mùa nóng”. Tham dự có trên 150 khách hàng là đại diện các đại lý và người nuôi tôm trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
Những năm vừa qua, dịch bệnh EMS (hộ chứng tôm chết sớm hay còn gọi là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính) bùng phát đã khiến nhiều nghành nuôi tôm của cả nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng điêu đứng. Vào mùa nắng nóng như hiện nay nếu không có biện pháp đối phó, phòng tránh cần thiết thì việc tôm chết hàng loạt là điều khó có thể tránh khỏi.
Để giảm thiểu lượng tôm chết và đảm bảo lợi ích kinh tế cho người nuôi tôm, tại hội thảo các chuyên gia đã đưa ra giải pháp: Cần tuân thủ nghiệm ngặt hệ thống an toàn sinh học tại ao nuôi, điều chỉnh kết cấu ao nuôi, xây dựng ao lắng, ao xử lý riêng biệt sao cho tỷ lệ ao lắng/ao nuôi là 6/4 để đảm bảo nguồn nước cung cấp; giảm mật độ thả để tôm giảm căng thẳng và thả tôm cỡ lớn.
Đồng thời, công ty cũng giới thiệu giải pháp áp dụng chương trình nuôi tôm sạch “Propiotic Farming” của C.P. Việt Nam. Theo đó tôm giống sau khi mua về cần được ương trong nhà bạt làm bằng lưới, bạt nilon, hoặc xây tường... 25 - 30 ngày.
Sau đó, sẽ được sang qua hệ thống ao nuôi tôm thịt với hệ thống an toàn sinh học như hệ thống ao xử lý, lưới ngăn địch hại, hệ thống vệ sinh, khử trùng tay chân trước khi vào ao nuôi....
Kết hợp với việc chăm sóc và quản lý môi trường ao nuôi thật tốt. Ưu điểm của mô mình này là giảm được sự tác động của thời tiết trong giai đoạn tôm còn nhỏ, từ đó, tăng được tỷ lệ sống và tăng sức khỏe của tôm.
Có thể bạn quan tâm
Vì vậy, những diện tích gieo cấy trước thời vụ, trước thời điểm Lập xuân, trà xuân sớm, trà xuân trung, các giống lúa ngắn ngày có nguy cơ trỗ sớm và có thể gặp rét vào cuối vụ, gây ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng lúa. Ngoài ra, nguy cơ thiếu nước và tình hình sâu bệnh có khả năng diễn biến hết sức phức tạp.
Từ năm 2013 đến nay, giá tôm thế giới liên tục nằm ở mức cao do sản lượng tôm giảm mạnh dưới ảnh hưởng của Hội chứng tôm chết sớm (EMS). Năm 2014, EMS trên tôm tại một số nước đã cơ bản được khống chế nhưng vẫn còn hoành hành tại một số nước sản xuất tôm lớn trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan. Thật khó có thể đưa ra dự báo về giá tôm khi mà ảnh hưởng của EMS và kết quả khắc phục sau đó vẫn rất khó dự đoán.
Tại vùng biển miền Trung như Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Phú Yên đến các vùng biển Nam Bộ như Kiên Giang, Cà Mau… ngư dân phấn khởi khi trúng đậm mùa tôm, cá biển. Thêm vào đó, một số loại hải sản được giá như cá cơm, cá nục, cá thu, cá ngừ, tôm, nhuyên thể… giúp các tàu đánh bắt tăng thêm thu nhập.
Người nuôi tôm ở Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) tự hào với quy trình luân canh tôm – lúa suốt thời gian dài từ năm 1998 đến năm 2008. Vừa thắng tôm, vừa canh tác được một vụ lúa, mức độ rủi ro thấp, hầu hết nông dân 6 xã vùng tôm lúa Mỹ Xuyên khá lên từ quy trình bền vững này.
Thời tiết sau Tết Nguyên đán đã nắng ấm, nhiều hộ nuôi tôm trong tỉnh Phú Yên đang thả giống. Thế nhưng, chất lượng con giống chưa được kiểm soát chặt chẽ khiến nhiều hộ nuôi tôm không yên tâm. Sở NN-PTNT đề nghị các địa phương có nuôi tôm tăng cường quản lý vùng nuôi, kiểm soát chặt chẽ nguồn tôm giống không rõ nguồn gốc, chưa được kiểm dịch.