Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nauy Xuất Khẩu Tăng Nhẹ Bất Chấp Lệnh Cấm Nhập Khẩu Của Nga

Nauy Xuất Khẩu Tăng Nhẹ Bất Chấp Lệnh Cấm Nhập Khẩu Của Nga
Ngày đăng: 27/09/2014

Theo số liệu của Hội đồng Thủy sản Na Uy (NSC), giá trị XK thủy sản của Na Uy trong tháng 8 đạt 756 triệu USD, tăng 3% so với cùng kỳ. Từ đầu năm đến nay, XK thủy sản Na Uy đã đạt 6,7 tỷ USD, tăng 16 % so với cùng kỳ.

Nga là thị trường thủy sản lớn nhất của Na Uy, lệnh cấm NK của Nga ngày 7/8/2014 đã có ảnh hưởng lớn đến XK cá hồi nuôi và cá trích. Trong khi đó, cá hồi khai thác không bị ảnh hưởng nhiều. Dù giá XK thấp hơn, khối lượng XK cá hồi khai thác của Na Uy vẫn tăng 11% trong tháng 8. Qua đó có thể thấy tăng trưởng giá trị XK cá hồi Na Uy nói riêng và thủy sản Na Uy nói chung.

Giá trị XK cá hồi Na Uy trong tháng 8/2014 đạt 520 triệu USD, tăng 3%, so với cùng kỳ. Cho đến nay, XK cá hồi Na Uy đã đạt 4,5 tỷ USD, tăng 19%. Cá hồi tươi nguyên con của Na Uy tháng 8 có giá trung bình là 5,68 USD, giảm 36%. Ba Lan và Pháp vẫn là thị trường lớn nhất của sản phẩm cá hồi Na Uy.

Giá trị XK cá hồi nuôi Na Uy trong tháng 8 đạt 23,6 triệu USD, giảm 28% so với cùng kỳ. Đến nay, tổng kim ngạch XK cá hồi đạt 252 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Các thị trường lớn nhất đối với cá hồi Na Uy là Belarus và Ba Lan.

XK cá trích đạt 23 triệu USD, giảm 3%. Đến nay, tổng kim ngạch XK cá trích đạt 220 triệu USD, giảm 16,4 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Ukraine và Ba Lan là các thị trường lớn nhất tiêu thụ cá trích Na Uy.

XK cá thu đạt 7,7 triệu USD. XK cá thu đến nay đã tăng lên 40 triệu USD so với con số 157 triệu USD của cùng kỳ năm ngoái. Thổ Nhĩ Kỳ và Romania là những thị trường lớn nhất.

Giá trị XK thủy sản Na Uy sang Nga trong tháng 8 giảm 70 triệu USD, tương đương với mức giảm 82% so với cùng kỳ. XK cá hồi khai thác giảm 81%, XK cá hồi nuôi giảm 84%, XK cá trích giảm 77%, XK cá thu giảm 85% và XK cá tuyết chấm đen giảm 43%.


Có thể bạn quan tâm

Xuất Khẩu Khoai Mì Nghịch Lý Tỷ USD Xuất Khẩu Khoai Mì Nghịch Lý Tỷ USD

Cây khoai mì (sắn) hiện là cây công nghiệp chủ lực và thu cả tỷ USD mỗi năm nhờ xuất khẩu. Tuy nhiên, lợi nhuận chỉ tập trung vào thương lái, người nông dân trồng khoai vẫn nghèo.

01/04/2014
Xã Ea Ning (Cư Kuin - Đắk Lắk) Thêm Một Vụ Tiêu Được Mùa, Được Giá Xã Ea Ning (Cư Kuin - Đắk Lắk) Thêm Một Vụ Tiêu Được Mùa, Được Giá

Vụ thu hoạch tiêu năm nay, người nông dân xã Ea Ning, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk) rất phấn khởi vì tiêu được mùa. Với giá 124.000/kg như hiện nay, nhiều hộ trồng tiêu có nguồn thu hàng tỷ đồng.

01/04/2014
Cây Hồ Tiêu Trên Vùng Đất Đắk Song (Đắk Nông) Cây Hồ Tiêu Trên Vùng Đất Đắk Song (Đắk Nông)

Qua nhiều năm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã định hình là vùng sản xuất hồ tiêu tập trung lớn nhất của tỉnh. Hiện tại, để cây hồ tiêu có “tên tuổi” trên thị trường trong nước và quốc tế, địa phương đang tích cực bắt tay vào việc xây dựng thương hiệu.

01/04/2014
Đậu Phụng Trên Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) Đậu Phụng Trên Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)

Những năm gần đây, nhận thấy cây đậu phụng rất phù hợp trên chân đất cát, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nên nông dân Lý Sơn (Quảng Ngãi) tăng cường đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích sản xuất.

01/04/2014
Khánh Sơn (Khánh Hòa) Trồng Thí Điểm Thành Công Cây Mắc Ca Khánh Sơn (Khánh Hòa) Trồng Thí Điểm Thành Công Cây Mắc Ca

Thời gian qua, một số nông dân huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã trồng thí điểm thành công cây mắc ca, một loại cây trồng có giá trị kinh tế rất cao, xuất xứ từ nước Úc.

01/04/2014