Hiệu Quả Ở Một Chi Hội Nghề Nghiệp
Chi hội nghề nghiệp bản Tà Bung, xã Nà Nhạn, huyện Điện Biên được thành lập năm 2010 với 21 thành viên, đến nay Chi hội đã thu hút được 20 thành viên.
Với mô hình kinh tế VAC, Chi hội tập trung phát triển mô hình đào ao thả cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chi hội có 9,5ha; 120 con bò sinh sản; trên 1.000 con gia cầm các loại, 50ha lúa, sắn, dong riềng. Với ý chí không cam chịu cảnh đói nghèo, cộng với sự tận tuỵ nhiệt tình, uy tín của Chi hội trưởng Lò Văn Tỉnh, các thành viên trong Chi hội luôn phấn đấu khắc phục mọi khó khăn để vươn lên xoá đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Hàng năm, Chi hội cử từ 3 đến 4 thành viên đi tham quan học tập kinh nghiệm làm ăn trong và ngoài tỉnh; từ đó về áp dụng vào các mô hình của Chi hội, hướng dẫn thành viên khác để mô hình đạt hiệu quả cao hơn.
Ngay từ khi mới thành lập, Chi hội đề ra quy chế hoạt động như đóng quỹ, lên lịch cắt phiên nhau chăm sóc và bảo vệ; mỗi tuần tổ chức sinh hoạt chi hội 1 lần để chuyển tải các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, khoa học kỹ thuật về chăn nuôi và trồng trọt cho các thành viên.
Nhờ vậy, mô hình phát triển kinh tế của Chi hội đều đạt hiệu quả cao. Mỗi năm Chi hội xuất bán ra thị trường từ 1,5 đến 2 tấn cá thịt, 6-7 tấn thịt trâu, bò; từ 13-15 tấn lúa, sắn, dong riềng. Thu nhập bình quân của các thành viên trong Chi hội sau khi đã trừ các khoản chi phí còn tích luỹ được từ 70-75 triệu đồng/năm. Từ thu nhập trên, các thành viên trong Chi hội đã có tiền làm nhà, mua sắm tiện nghi trong gia đình, con cái được ăn học đến nơi đến chốn.
Giúp thành viên Chi hội có kiến thức sản xuất kinh doanh, Chi hội bản Tà Bung đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến lâm, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, Phòng NN-PTNT, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Điện Biên mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi và trồng trọt cho các thành viên.
Được sự quan tâm của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, huyện đã tạo điều kiện cho các thành viên trong chi hội vay vốn phát triển sản xuất như nguồn vốn Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ giải quyết việc làm, nguồn vốn xoá đói giảm nghèo, nguồn vốn học sinh sinh viên, nguồn vốn xuất khẩu lao động để con em trong Chi hội có điều kiện học tập và đi xuất khẩu lao động.
Khi mới thành lập, Chi hội còn 3 hộ nghèo song bằng cách làm hiệu quả, thiết thực, đến nay Chi hội nghề nghiệp bản Tà Bung không còn hộ nghèo.
Có thể bạn quan tâm
Trước tình hình có nhiều mẫu xét nghiệm gia cầm tại các huyện: Tây Sơn, Phù Cát, Hoài Nhơn, Phù Mỹ cho kết quả dương tính với cúm A (H5N1) và nguy cơ bùng phát dịch rất cao, vừa qua Đoàn công tác của Bộ NN-PTNT đã đi kiểm tra tình hình thực tế dịch cúm gia cầm (DCGC) tại một số địa phương trong tỉnh...
Trong 2 ngày 25 và 26.2, ông Ota Noriya, Giám đốc Công ty TNHH Ota (Nhật Bản) dẫn đầu đoàn công tác đã làm việc với lãnh đạo huyện Vĩnh Thạnh, khảo sát thực địa và tìm cơ hội triển khai Dự án trồng tre lấy bẹ mo.
Theo đó, các nông dân đã được truyền đạt một số kiến thức về cơ chế sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong vụ đông xuân; kỹ thuật chăm sóc cây trồng và một số sản phẩm, quy trình, kỹ thuật sử dụng một số loại phân bón chất lượng cao, phù hợp với cây trồng, thổ nhưỡng của các địa phương.
Rà soát lại lĩnh vực nông nghiệp gắn với mục tiêu phát triển bền vững các thôn, bon, trên cơ sở đó có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện phù hợp là cách mà xã Quảng Tín (Đắk R’lấp) đang triển khai nhằm giúp nhân dân từng bước xóa đói giảm nghèo, làm giàu một cách bền vững.
Sau một thời gian trầm lắng, từ đầu tháng 2 đến nay, giá cà phê nhân liên tục tăng đã làm cho thị trường mua bán mặt hàng này sôi động trở lại. Ghi nhận tại các điểm thu mua cà phê và từ phía hộ dân cho thấy, nhiều nông dân đang dự trữ cà phê chờ giá đã mạnh dạn xuất hàng bán để lấy tiền đầu tư cho vụ mới.