Thoát Nghèo Nhờ Cây Dong Riềng

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất bản Tà Cáng 1, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, cuộc sống của vợ chồng anh Lò Văn Pâng chủ yếu phụ thuộc và mô hình sản xuất VAC. Do tập quán canh tác lạc hậu, các loại cây trồng, vật nuôi phụ thuộc vào thời tiết nên thường xuyên thất thu. Do vậy, gia đình anh thường thiếu ăn từ 1-2 tháng trong năm vào những ngày giáp hạt, không đủ tiền để nuôi các con ăn học.
Với quyết tâm và nghị lực thay đổi tập quán canh tác lạc hậu, tự cung tự cấp từ bao đời nay để vươn lên xoá đói giảm nghèo. Sau nhiều đêm suy nghĩ trằn trọc, tính toán, anh quyết định bàn bạc với vợ con phải đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở anh em, bạn bè, nghiên cứu qua sách báo, tài liệu, xem ti vi để học tập những cách làm hay sản xuất kinh doanh giỏi.
Nhận thấy tại địa phương mình diện tích đất bỏ hoang vẫn còn nhiều, khí hậu ở đây phù hợp với cây dong riềng, năm 2005, với số tiền tiết kiệm được của gia đình, anh đã đầu tư mua giống dong riềng từ huyện Mường ảng về vận động, đầu tư giống cho 23 hộ gia đình anh em trong bản trồng thử trên 20ha. Do hợp với chất đất tại địa phương, những năm đầu, cây dong riềng đã cho thu nhập cao hơn nhiều so với các loại cây trồng khác. Là loại cây trồng mới nên thị trường tiêu thụ còn khó khăn, trên địa bàn chưa có nhà máy bao tiêu sản phẩm, gia đình anh đã tự sơ chế ra thành bột để chở về Hà Nội xuất bán cho các nhà máy sản xuất miến dong.
Từ kết quả đạt được trong những năm qua, năm 2006 anh đã bàn bạc với vợ con đi vay vốn ngân hàng chính sách xã hội được 20 triệu đồng cộng với số vốn tích lũy được của gia đình vay thêm anh em bạn bè tổng cộng hơn 100 triệu đồng, anh đã đầu tư vào mua thiết bị máy móc, xe ô tô để hàng năm đến vụ thu hoạch dong riềng, gia đình anh mở xưởng thu mua và chế biến tinh bột thô bao tiêu sản phẩm giúp bà con nông dân chở hàng đi bán ở các địa phương khác.
Năm 2007 qua nghe đài, báo anh đã biết được có giống dong riềng khác cho thu nhập năng suất cao hơn so với dong riềng của địa phương; anh đặt mua giống dong riềng mới về cho 466 hộ gia đình nông dân mở rộng diện tích, trồng trên 500ha, riêng gia đình anh đã trồng trên 4ha. Từ việc mở rộng diện tích trồng dong riềng của gia đình kết hợp thu mua, chế biến tinh bột, gia đình anh có tổng thu nhập sau khi đã trừ chi phí còn tích lũy được 225 triệu đồng/năm.
Từ nguồn thu nhập của cây dong riềng đến nay gia đình anh Lò Văn Pâng đã xây dựng được 1 ngôi nhà sàn 5 gian lợp ngói với đầy đủ tiện nghi, đầu tư 3 xe ô tô tải chuyên vận chuyển hàng hoá và dong riềng. Bên cạnh đó, gia đình anh còn tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất với 5ha cây cà phê hiện đang bắt đầu cho thu hoạch.
Với quy mô sản xuất nói trên hàng năm gia đình anh đã tạo việc làm cho 15 lao động thường xuyên và 30 lao động theo thời vụ với mức lương bình quân từ 4 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, hàng năm gia đình anh còn đứng ra giúp đỡ cho 5-6 hộ nghèo trong bản về giống, vốn, phân bón không lấy lãi mỗi gia đình từ 5 đến 10 triệu đồng.
Có thể bạn quan tâm

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, giá các loại trái cây có tính thanh nhiệt, giải khát tăng mạnh, đặc biệt là dừa tươi. Tại Trà Vinh, giá dừa tươi đã tăng gần gấp đôi so với cách đây vài tháng, nhà vườn rất phấn khởi.

Những năm gần đây, ở các địa phương ven đô TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đang phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi gà theo hướng nông trại với quy mô lớn. Tuy nhiên chất thải từ mô hình này gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Để giúp nông dân phát triển chăn nuôi theo hướng nông nghiệp đô thị, khắc phục tình trạng ô nhiễm, tháng 6.2012 Trung tâm Ứng dụng chuyển giao kỹ thuật NN&PTNT TP.Tam Kỳ đã bắt đầu triển khai xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ đệm lót sinh thái bằng mùn cưa hoặc vỏ trấu trên diện tích 450 m2 nền chuồng nuôi gà của 7 hộ chăn nuôi tại 3 xã Tam Thăng, Tam Ngọc và Tam Phú. Sau một thời gian lấy chế phẩm men (được làm từ chế phẩm BALASA No1 trộn bột ngô, nước cho vào túi hoặc thùng ủ từ 2 - 3 ngày) rải lên toàn bộ bề mặt đệm lót, phân gà thải ra không còn mùi hôi thối, hạn chế ruồi. Đặc biệt, mô hình này không cần phải thay đệm trong suốt quá trình chăn nuôi, giảm nhân công dọn chuồng và nguyên liệu làm đệm, giảm tỷ lệ mắc bệnh. Ông Trương Minh Hạnh, chủ tr

Theo thông tin từ Trung tâm Thủy sản tỉnh Lào Cai, đến nay, các trại giống thủy sản trên địa bàn đã cung ứng khoảng hơn 1,5 triệu con cá giống cho các hộ nuôi, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Tại huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, hầu hết người chăn nuôi gà đẻ trứng đang bị phụ thuộc vào con giống của một số doanh nghiệp FDI.

So với trước Tết, sáng mùng 3 Tết, giá gà thả vườn tại chợ Cai Lậy - Tiềng Giang tăng bình quân khoảng 20.000 - 30.000 đồng/kg.