Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bắt Đúng Bệnh Để Trị Kịp Thời

Bắt Đúng Bệnh Để Trị Kịp Thời
Ngày đăng: 28/06/2013

Nhiều năm nay, nền kinh tế nước ta đã nhận được nhiều lời khen. Nào là có tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực; xuất khẩu liên tục tăng trưởng; đầu tư nước ngoài đạt những con số kỷ lục...

Tuy nhiên, cũng có những đánh giá "nghịch nhĩ", như tụt lùi trong bảng xếp hạng khả năng cạnh tranh, chi phí giao dịch và nhất là chi phí ngầm của doanh nghiệp (DN) cao, trình độ quản lý kém, thủ tục hành chính còn phiền hà… Nhưng, nếu trong điều kiện "thuận buồm, xuôi gió", những lời chê thường "chìm" dưới lời khen.

Chỉ đến khi "tai biến" dẫn đến "đột quỵ", thì không ít DN mới thấy mình không "khỏe" như các lời khen thường thấy, nhất là vào thời điểm như hiện nay, cùng lúc điệp khúc "thiếu, tăng" đều đã "đổ" vào DN: nào là thiếu nhân lực, tăng giá đầu vào, tăng lãi suất vay vốn... và thế là đã có nhiều DN lên tiếng về những nguy cơ gây đình đốn trong sản xuất, kinh doanh...

Trước thực tế trên, cấp có thẩm quyền đã đề nghị một số ngành, trong đó có ngành công nghiệp cần so sánh cơ cấu giá thành sản phẩm được sản xuất trong nước với những sản phẩm cạnh tranh cùng loại trong khu vực, hoặc thế giới. Đồng thời cảnh báo, không nên thỏa mãn khi thấy sản phẩm của chúng ta đã bán được trên thị trường thế giới. Cũng không thể đơn giản thấy sản phẩm của một số nước trong khu vực rẻ hơn sản phẩm trong nước là các DN lại kiến nghị ngành chức năng giúp đỡ.

Nếu so sánh kỹ sẽ thấy trong cơ cấu giá thành, giá nhân công của chúng ta còn thấp, nhưng giá thuê mặt bằng sản xuất lại cao? Những chi phí giao dịch (cả những chi phí ngầm không biết hạch toán vào đâu) cũng quá cao? Đó là chưa kể các DN nước ngoài kinh doanh với nguồn vốn dài hạn, lãi suất ổn định, còn các DN của chúng ta dựa quá nhiều vào vốn ngắn hạn, nên chỉ cần biến động nhỏ trên thị trường vốn, lập tức sản xuất, kinh doanh xáo trộn ngay.

Thường thì người ta chỉ thấy mình thật sự yếu mới chịu đi khám bệnh. Tuy nhiên, muốn tìm đúng bệnh cần phải khám định kỳ. Có lẽ, đây là thời điểm để các ngành sản xuất, kinh doanh nghiêm túc nhìn lại mình để có kế hoạch tái cấu trúc DN. Vì thế, ngoài sự nỗ lực của mỗi DN, các hiệp hội, các ngành chức năng cũng cần hỗ trợ để giúp các DN vượt qua cơn "bĩ cực".


Có thể bạn quan tâm

Sức Hút Của... Dong Riềng Sức Hút Của... Dong Riềng

Không chỉ ở các huyện sản xuất dong riềng truyền thống như Điện Biên, TP.Điện Biên Phủ, mà giờ đây cây trồng này còn phát triển mạnh ở những huyện khác như Điện Biên Đông, Mường Chà, Nậm Pồ… với diện tích hàng ngàn ha.

04/03/2014
Sớm Khai Thông Tín Dụng Cho Tam Nông Sớm Khai Thông Tín Dụng Cho Tam Nông

Việc Chính phủ ủng hộ đề xuất mới đây của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về một chương trình hỗ trợ tín dụng lớn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn được các ngân hàng đánh giá là dấu hiệu tích cực để sớm khai thông nguồn vốn cho khu vực này.

04/03/2014
Trung Quốc Mua Gom Gạo Việt Nam, Đó Là Điều Tốt? Trung Quốc Mua Gom Gạo Việt Nam, Đó Là Điều Tốt?

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, nếu có việc Trung Quốc gom gạo Việt thì đó là thông tin đáng mừng vì đến thời điểm này chúng ta đang không có hạn chế gì về xuất khẩu gạo.

04/03/2014
2 Tháng Đầu Năm, Nhiều Nông Sản Chủ Lực Xuất Khẩu Giảm Mạnh 2 Tháng Đầu Năm, Nhiều Nông Sản Chủ Lực Xuất Khẩu Giảm Mạnh

Bộ NN&PTNT cho biết, xuất khẩu nông lâm thủy sản 2 tháng đầu năm ước đạt 4,33 tỷ USD, tăng 9% so cùng kỳ năm ngoái. Các mặt hàng nông sản chủ lực đang giảm mạnh, trung bình trên 20% so cùng kỳ năm 2013.

04/03/2014
Nhu Cầu Tôm Cỡ Nhỏ Của Êcuađo Tăng Cao Nhu Cầu Tôm Cỡ Nhỏ Của Êcuađo Tăng Cao

Các nhà sản xuất và chế biến thuỷ sản Êcuađo tiếp tục kinh doanh thuận lợi khi sản lượng tôm của Êcuađo ổn định và nguồn cung trên thế giới vẫn thấp.

04/03/2014